Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Hữu – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại hội thảo: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục" tổ chức tại Đà Nẵng vừa qua.
Nâng chuẩn: đồng thuận nhưng vẫn còn băn khoăn
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng đã khiến nhiều giáo viên băn khoăn.
Giáo viên lớn tuổi công tác tại các vùng sâu, vùng xa lo lắng trước yêu cầu nâng chuẩn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: AN |
Một số giáo viên trình độ trung cấp (dưới chuẩn) đang giảng dạy tại các trường lo lắng sẽ bị loại bỏ, không biết đi về đâu?
Hầu hết, số giáo viên này đã có nhiều năm giảng dạy, đang công tác tại các trường điểm vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, đề xuất này lại nhận được nhiều sự ủng hộ từ các chuyên gia, lãnh đạo quản lý ngành giáo dục các địa phương.
Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học là hoàn toàn đúng đắn.
Bên cạnh đó, cần nâng chuẩn cả với giáo viên mầm non.
Thực tế tại Quảng Nam đã có đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc không đào tạo hệ trung cấp mầm non.
Khảo sát của ngành giáo dục tỉnh này cho biết, 100% trường tiểu học tại địa phương này đã đạt chuẩn về giáo viên (trình độ từ cao đẳng trở lên).
Cũng theo ông Quốc, không thể tồn tại trung cấp sư phạm mầm non.
"Bậc học mầm non là cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển của một con người sau này nên cần có giáo viên giảng dạy tốt nhất.
Luật giáo dục còn hạn chế, chưa theo kịp thực tiễn |
Ở các nước trên thế giới, giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ đại học, thạc sĩ.
Xu hướng chung là tiêu chuẩn cao đẳng rồi dần tiến tới chuẩn đại học".
Ông Quốc phân tích thêm, giữa đại học và cao đẳng chỉ hơn nhau 1 năm đào tạo nhưng khoảng cách chất lượng khá xa.
Do đó, phải tiến tới đạt chuẩn đại học để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thầy Hoàng Quân, giáo viên chủ nhiệm tại một trường tiểu học ở Quảng Ngãi phản ánh, hiện ở bậc tiểu học đang tồn tại nhiều chương trình sách giáo khoa khác nhau.
Cụ thể như chương trình sách giáo khoa hiện hành, chương trình VNEN, chương trình công nghệ giáo dục dành cho lớp 1 của giáo sư Hồ Ngọc Đại...
“Tồn tại một lúc nhiều chương trình như thế thì sẽ gây khó khăn cho giáo viên đứng lớp cũng như học sinh.
Ví dụ, học sinh đang học tại một trường tiểu học dạy VNEN, khi muốn chuyển sang trường dạy chương trình sách giáo khoa hiện hành thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và ngược lại.
Nên Luật Giáo dục sửa đổi thống nhất một chương trình để mang tính hệ thống”, thầy Quân nói.
Cùng quan điểm này, cô Lâm Hương Giang - giáo viên dạy Anh văn tại Đà Nẵng góp ý, những năm gần đây, đổi mới sách giáo khoa rất nhiều.
“Riêng về lĩnh vực Anh văn, thị trường hiện có nhiều bộ sách giáo khoa rất hay nhưng nhà trường cứ bám mãi vào bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn.
Tôi đề nghị là bộ sách giáo khoa nào đã được Bộ thẩm định đủ điều kiện thì có thể đưa vào trường dạy, nếu thấy nó tốt”, cô Giang nói.
Giáo viên yên tâm công tác
Ông Nguyễn Đức Hữu - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát biểu:
"Chúng ta ủng hộ nâng bậc lên cao đẳng. Đây là bước đầu, chúng ta tiến tới giáo viên tiểu học, trung học cơ sở sẽ là trình độ đại học.
Tăng lương giáo viên, miễn học phí thành điểm nóng góp ý sửa Luật Giáo dục |
Tuy nhiên, ở đây có người băn khoăn về lộ trình về nâng chuẩn.
Số lượng giáo viên có trình độ trung cấp đi dạy chỉ khoảng 10%.
Chúng ta hết sức an tâm bởi số lượng giáo viên tiểu học dưới chuẩn chiếm rất ít.
Nhưng những người này vẫn đang đi dạy chứ có ai đưa ra khỏi ngành đâu".
Cũng theo ông Hữu, đến tháng 6/2019, khi luật có hiệu lực thì chúng ta không tuyển nữa hệ trung cấp vào giảng dạy tại các trường tiểu học nữa.
Còn giáo viên (trình độ trung cấp) có thời gian giảng dạy từ 1-5 năm (chưa về hưu) thì bồi dưỡng thêm.
Còn những đồng chí có 5 năm trở đi thì phải đương nhiên đào tạo lại. Tất nhiên không có ai gây khó khăn gì, chỉ là các đồng chí chưa đạt chuẩn thì nâng lên cho đạt.
“Các nước trong khu vực, trình độ tối thiểu của bậc mầm non, tiểu học là thạc sĩ. Còn chúng ta thì phải cao đẳng.
Có 25 tỉnh đạt 90% trở lên trên chuẩn (5 tỉnh đạt 95% trở lên). Duy nhất 2 tỉnh chỉ đạt trên 65%. Chúng ta có đủ niềm tin để tin rằng việc nâng chuẩn sẽ tốt hơn”, ông Hữu nói.
Liên quan đến kiến nghị của thầy cô giáo về việc bậc tiểu học đang tồn tại nhiều chương trình sách giáo khoa gây nhiều khó khăn, bất cập, ông Hữu nói, hiện cả nước chỉ có duy nhất một chương trình phổ thông.
Còn các chương trình mà thầy cô nói đến là cách thức chúng ta tổ chức lớp học theo mô hình VNEN hay công nghệ giáo dục dành cho lớp 1...
“Tất cả đó là phương pháp, tài liệu dạy học còn không phải là chương trình sách giáo khoa. Sau này, chúng ta sẽ tiến đến thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, chứ không phải như bây giờ.
Nên giờ, học sinh đang học VNEN nhưng vẫn được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ để chuyển sang chương trình học hiện hành mà không gặp vấn đề gì. Vấn đề này, Bộ đã có chỉ đạo hết sức rõ ràng”, ông Hữu nói thêm.