Ứng viên GS duy nhất ngành Tâm lý học đã công bố 90 bài báo khoa học

03/11/2023 06:38
Kim Ngân
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- PGS.TS Đặng Hoàng Minh là ứng viên giáo sư duy nhất của ngành Tâm lý học, hiện cô đang công tác tại Trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Năm 2023, ngành Tâm lý học có 8 ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Trong đó có 1 ứng viên giáo sư, 7 ứng viên phó giáo sư. Cả 8 ứng viên đều được Hội đồng giáo sư ngành công nhận đạt tiêu chuẩn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh là ứng viên giáo sư duy nhất của ngành Tâm lý học. Cô sinh năm 1979, quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Theo bản đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, cô Minh theo học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và được cấp bằng đại học vào năm 2001.

Năm 2002, cô được cấp bằng thạc sĩ ngành Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học cá nhân hóa và những biến đổi xã hội, Trường Đại học Toulouse II-Le Mirail, Cộng hoà Pháp.

5 năm sau đó, cô được cấp bằng tiến sĩ ngành Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học cá nhân hóa và những biến đổi xã hội, Trường Đại học Toulouse II-Le Mirail, Cộng hoà Pháp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh là ứng viên giáo sư duy nhất của ngành Tâm lý học năm 2023. Ảnh: website Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh là ứng viên giáo sư duy nhất của ngành Tâm lý học năm 2023. Ảnh: website Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2012, Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Tâm lý học.

Từ năm 2006 đến nay, cô Đặng Hoàng Minh là giảng viên công tác tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô cũng từng có thời gian là thực tập sau tiến sĩ tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kì; là học giả Fulbright, Đại học Illinois tại Urbana Champaign, Hoa Kì.

Cô Minh cũng từng là Điều phối viên chương trình thạc sĩ Tâm lý học hướng nghiệp- Viện quốc gia về lao động và hướng nghiệp Pháp (L’INETOP), Trung tâm Đại học Pháp (PUF) và Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2017, cô Minh là điều phối viên chương trình thạc sĩ và tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng, Trường Đại học Giáo dục.

Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 10 năm 2022, Phó Giáo sư Minh là Giám đốc Trung tâm thông tin hướng nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng tâm lý, Trường Đại học Giáo dục. Từ tháng 5/2016 đến nay, cô là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội về tâm lý học lâm sàng.

Hiện, Phó Giáo sư Đặng Hoàng Minh cũng đang là Chủ nhiệm bộ môn Giáo dục và Trị liệu, Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, đồng thời là Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm sàng về Xã hội, Tâm lý và Giáo dục, trường Đại học Giáo dục.

Từ tháng 6/2016 đến tháng 9/2018, cô là Thư kí, Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted), sau đó, cô đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted). Hiện cô đang là Thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý-Giáo dục, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted).

Cô cũng đang là Giám đốc Quỹ Tài năng trẻ Tâm lý-Giáo dục, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam.

Từ năm 2020, Phó Giáo sư Đặng Hoàng Minh là thành viên Ban biên tập tạp chí Contemporary School Psychology (Springer), VMOST Journal of Social Sciences and Humanities (VMOST JOSSH) (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tạp chí Giáo dục, ấn bản tiếng Anh (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Cô Đặng Hoàng Minh theo đuổi 3 hướng nghiên cứu chính.

Hướng nghiên cứu thứ nhất là các vấn đề tâm bệnh của trẻ em và vị thành niên: Các nghiên cứu đánh giá tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Việt nam như rối loạn trầm cảm, lo âu, trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực, các công cụ đánh giá tâm bệnh,…

Hướng nghiên cứu thứ hai là năng lực sức khỏe tâm thần của các nhóm dân số khác nhau: Các nghiên cứu tập trung phân tích kiến thức, thái độ của người dân về sức khỏe tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, … cũng như các chương trình nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần.

Hướng nghiên cứu ba là xây dựng và triển khai các chương trình trị liệu tâm lý và can thiệp sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các chương trình dựa vào trường học.

Phó Giáo sư Đặng Hoàng Minh đã hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Cô cũng đã hoàn thành: 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia (chủ nhiệm đề tài); 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, trong đó là chủ nhiệm 2 đề tài Nafosted, thư kí 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước; 05 đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế (đồng chủ nhiệm hoặc thư kí).

Cô Minh đã công bố 90 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín. Cô cũng có 18 sách được xuất bản, trong đó 16 cuốn thuộc nhà xuất bản có uy tín.

Phó Giáo sư Đặng Hoàng Minh được khen thưởng là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm: 2015, 2018, 2019, 2021, 2022; là Chiến sĩ thi đua cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020.

Cô được nhận Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho điển hình tiên tiến 5 năm 2010-2015; Bằng khen của giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về thành tích nghiên cứu khoa học, năm 2016, năm 2022; Bằng khen Tài năng trẻ do Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam trao năm 2017; Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho cá nhân có thành tích khoa học xuất sắc năm 2018; Bằng khen của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018; Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhân dịp 20 năm thành lập Trường Đại học Giáo dục năm 2019.

12 nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Phó Giáo sư Đặng Hoàng Minh đã nghiệm thu:

1, Công trình-Xây dựng chương trình tiến sĩ về khoa học lâm sàng ở Việt Nam

2, Đề tài -Xây dựng mạng lưới tâm lý học đường

3, Đề tài - Quan niệm của người Việt Nam về sức khỏe tâm thần

4, Công trình - Thích ứng các công cụ đánh giá tâm lý cho người Việt Nam, Chương trình nhánh của dự án đầu tư chiều sâu

5, Đề tài - Nghiên cứu dịch tễ các yếu tố nguy cơ và sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam

6, Đề tài - Xây dựng và đánh giá chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần dựa vào trường học

7, Đề tài - Nghiên cứu trường diễn về hành vi cha mẹ và tâm bệnh ở trẻ em

8, Đề tài - Nâng cao cơ sở hạ tầng về tâm lý lâm sàng ở các nước Đông Nam Á

9, Đề tài - Nâng cao năng lực nhận biết và chăm sóc sức khỏe tâm thần của cộng đồng

10, Đề tài - Nghiên cứu trường diễn về hành vi nguy cơ đến sức khỏe và các yếu tố dự báo ở vị thành niên

11, Đề tài - Xây dựng bộ chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam

12, Công trình -Xây dựng mạng lưới hiểu biết về sức khỏe tâm thần Việt Nam

23 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín của Phó Giáo sư Đặng Hoàng Minh:

1, Adaptation of the Wechsler Intelligence Scale for Children-IV (WISC-IV) for Vietnam (Psychological Studies – năm 2011)

2, Development of Clinical Psychology and Mental Health Resources in Vietnam (Psychological Studies – 2011)

3, A Model for Sustainable Development of Child Mental Health Infrastructure in the LMIC World: Vietnam as a Case Example (International Perspective in Psychology: Research, Practice, Consultation – 2012)

4, A Nationally-Representative Epidemiological and Risk Factor Assessment of Child Mental Health in Vietnam (International Perspective in Psychology: Research, Practice, Consultation – 2013)

5, Drug abuse, relapse and prevention education in Malaysia: perspective of university students through a mixed methods approach (Frontiers in Psychiatry – 2015)

6, Regional research priorities in brain and nervous system disorders (Nature – 2016)

7, Mental health functioning and functional impairment among a nationally representative sample of Vietnamese children (Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology – 2016)

8, Substance Abuse, Relapse, and Treatment Program Evaluation in Malaysia: Perspective of Rehab Patients and Staff Using the Mixed Method Approach (Frontiers in Psychiatry – 2016)

9, Vietnam as a case example of school-based mental health services in low and middle income countries: Efficacy and effects of risk status (School Psychology International – 2017)

10, Incremental validity of the Child Behavior Checklist (CBCL) and the Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ) in Vietnam (Asian Journal of Psychiatry – 2017)

11, Mental health literacy and intervention program adaptation in the internationalization of school psychology for Vietnam (Psychology in the schools -2018)

12, Urbanization, and Child Mental Health and Life Functioning in Vietnam: Implications for Global Health Disparities (Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology – 2020)

13, Experimental evaluation of a school-based mental health literacy program in two Southeast Asian nations, School Mental Health (School Mental Health – 2020)

14, Mental Health Literacy at the Public Health Level in Low and Middle Income Countries: An Exploratory Mixed Methods Study in Vietnam (PLOS one – 2020)

15, Child mental health literacy among Vietnamese and Cambodian mothers (Psychological Studies – 2021)

16, Recognition of anxiety disorder and depression and literacy of first-aid support: a crosssectional study among undergraduate students in Ha Noi, Viet Nam (Health Psychology Open – 2021)

17, Mental health of university students in Southeastern Asia: A systematic review (Asia Pacific Journal of Public Health – 2021)

18, Mental health literacy of university students in Vietnam and Cambodia (International Journal of Mental Health Promotion – 2022)

19, Effects of Individual Differences, Society, and Culture on Youth-Rated Problems and Strengths in 38 Societies (Journal of Child Psychology and Psychiatry – 2022)

20, Prevalence of Adverse Childhood Experiences among Vietnamese High School Students (Child Abuse & Neglect – 2022)

21, The "Big Four" Health Risk Behaviors among Vietnamese adolescents: Cooccurrence and social-cultural risk factors (Health Psychology and Behavioral Medicine – 2022)

22, Concurrent and convergent validity of culture-specific psychopathology syndromes among Cambodian adolescents (Transcultural Psychiatry – 2022)

23, Sooner is Better: Longitudinal Relations Between Delay Discounting, and Depression and Anxiety Symptoms among Vietnamese Adolescents (Research on Child and Adolescent Psychopathology – 2023)

Kim Ngân