Nhật Bản hàn gắn ‘tâm hồn’ học sinh sau đại thảm họa

25/04/2011 17:20
(GDVN) - HS đứng bên những chiếc bàn nhỏ chơi trò vỗ tay, nhưng bên ngoài tấm cửa kính của lớp học vẫn còn đó những hậu của thảm họa động đất và sóng thần.

(GDVN) - Sau thảm họa siêu động đất và sóng thần vào ngày 11/3, bên cạnh nỗ lực khác phục những thiệt hại về vật chất, Nhật Bản cũng đang rất quan tâm tới vấn đề chấn an tâm lý cho những học sinh trong những ngày đầu của năm học mới.

Một số trường học ở những vùng chịu ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần vào ngày 11/3 vừa qua đã bắt đầu khai giảng năm học vào tuần này. Ngoài thực trạng cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy vẫn còn nhiều khó khăn, các trường học cũng phải đang gặp khó khăn trong việc ổn định tâm lý cho các học sinh sau cú sốc vừa qua.

Tại trường Tiểu học Takata, các học sinh lớp hai đứng bên những chiếc bàn nhỏ chơi trò vỗ tay, nhưng bên ngoài tấm cửa kính của lớp học vẫn còn đó những hậu của thảm họa động đất và sóng thần. Hiệu trưởng Kunio Kinoshita cho biết trước đây quanh khu vực trường học là các văn phòng, khách sạn, nhà dân và những hàng thông xanh mướt, nhưng giờ đây xung quanh trường học phần lớn là biển nước.

Cảnh đổ nát bên ngoài trường học Takata sau thảm họa động đất
Cảnh đổ nát bên ngoài trường học Takata sau thảm họa động đất

“Chúng tôi không biết phải làm gì ngoài việc tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em học sinh. Chúng tôi cảm thấy rất đau xót khi phải chứng kiến cảnh học sinh phải cố gắng học khi xung quang chúng là cảnh đổ nát sau thảm họa động đất và sóng thần”, ông Kunio Kinoshita cho biết.

Sau thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản, cụm từ "kodomo no kokoro no care" – nghĩa là “hãy quan tâm tới tâm hồn trẻ” – được nhắc đến rất nhiều. Các chuyên gia tâm lý đang đào tạo các giáo viên để chấn an tâm lý cho học.

Giáo viên đang cố gắng giúp học sinh lấy lại tâm lý bình thường như trước đây
GV đang cố gắng giúp HS lấy lại tâm lý bình thường như trước đây

Kazuo Ogino, một chuyên gia tâm lý đến từ Tokyo đang tham gia đào tạo các giáo viên về tâm lý trẻ em, cho biết Nhật Bản đang gặp khó khăn trong việc giúp trẻ em bày tỏ cảm xúc sau một cú sốc tâm lý vì trẻ em không có đủ từ ngữ để bày tỏ cảm xúc của chúng.

Ít nhất 1/10 người sống sống ở vùng Rikuzentakata đã tử vong sau trận sóng thần kinh hoàng. Rất nhiều học sinh đã tận mắt chứng kiến những bạn học của mình vị dòng nước dữ cuốn trôi. Mai Kanno, một nữ sinh 15 tuổi vẫn không thể tin rằng thảm họa kinh hoàng là sự thật.

Hà Anh (Theo NPR)