Lịch sử thành môn bắt buộc, từ 108 xuống còn 45 tổ hợp chọn môn ở bậc THPT?

20/07/2022 06:42
Bùi Nam
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Học sinh sẽ không được chọn cả 3 môn ở nhóm môn Khoa học tự nhiên, KHXH hay nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật vì trái nguyên tắc mỗi nhóm môn được chọn 1 môn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch 770 /KH- BGDĐT về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học mới.

Kế hoạch này vừa hướng tới việc Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2018/TT BGDĐT theo trình tự, thủ tục rút gọn; vừa hướng tới việc "xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh chương trình Lịch sử bắt buộc cấp trung học phổ thông từ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018".

Theo kế hoạch này, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học phổ thông, mỗi năm học, môn Lịch sử sẽ có 52 tiết bắt buộc.

Ảnh minh họa: P.L

Ảnh minh họa: P.L

Dự kiến chương trình mới bậc trung học phổ thông gồm các môn học sau

Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện điều chỉnh môn Lịch sử từ lựa chọn thành bắt buộc với 52 tiết/năm học.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, các trường xây dựng các tổ hợp 4 môn học lựa chọn (thay vì 5 môn theo thiết kế ban đầu) để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Như vậy, người viết dự kiến các môn bắt buộc và tự chọn ở bậc trung học phổ thông trong thời gian tới sau khi sửa đổi Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học/lớp

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

105

Toán

105

Ngoại ngữ 1

105

Giáo dục thể chất

70

Giáo dục quốc phòng và an ninh

35

Lịch sử

52

Môn học lựa chọn

Nhóm môn khoa học xã hội

Địa lí

70

Giáo dục kinh tế và pháp luật

70

Nhóm môn khoa học tự nhiên

Vật lí

70

Hoá học

70

Sinh học

70

Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật

Công nghệ

70

Tin học

70

Âm nhạc

70

Mĩ thuật

70

Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề)

105

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

Nội dung giáo dục của địa phương

35

Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số

105

Ngoại ngữ 2

105

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)

997

Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

28,5

Dự kiến, sẽ có 45 tổ hợp chọn môn để nhà trường lựa chọn cho học sinh

Như vậy, dự kiến chương trình mới sẽ có 6 môn và 2 hoạt động bắt buộc, đối với tổ hợp tự chọn nếu không có gì thay đổi thì học sinh sẽ chọn 4 môn trong 8 môn được chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm có ít nhất 1 môn, đó là nhóm môn Khoa học xã hội (Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Như vậy, về lý thuyết sẽ không còn là 108 tổ hợp chọn môn mà chỉ còn 45 tổ hợp chọn môn.

Học sinh sẽ không được chọn cả 3 môn ở nhóm môn Khoa học tự nhiên hay nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật vì trái nguyên tắc mỗi nhóm môn được chọn 1 môn. Cụ thể các phương án như sau:

Phương án 1: Nhóm môn Khoa học xã hội 2 môn, mỗi nhóm môn còn lại 1 môn. Có 9 cách lựa chọn. Cụ thể:

Địa lý - Giáo dục kinh tế và pháp luật - Vật lý – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn

Địa lý - Giáo dục kinh tế và pháp luật – Hóa học – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn

Địa lý - Giáo dục kinh tế và pháp luật – Sinh học – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn

Phương án 2: Nhóm môn Khoa học tự nhiên 2 môn, mỗi nhóm còn lại 1 môn. Cụ thể có 18 cách chọn gồm:

Vật lý – Hóa học – Địa lý – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn

Vật lý – Hóa học – Giáo dục kinh tế và pháp luật – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn.

Vật lý – Sinh học – Địa lý – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn

Vật lý – Sinh học – Giáo dục kinh tế và pháp luật – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn.

Sinh học – Hóa học – Địa lý – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn

Sinh học – Hóa học – Giáo dục kinh tế và pháp luật – Công nghệ (hoặc Tin học, hoặc Nghệ thuật) có 3 cách lựa chọn.

Phương án 3: Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật 2 môn, mỗi nhóm môn còn lại 1 môn. Cụ thể có 18 cách chọn gồm:

Công nghệ - Nghệ thuật - Địa lý – Vật lý (hoặc Hóa học, hoặc Sinh học) có 3 cách lựa chọn.

Công nghệ - Nghệ thuật - Giáo dục kinh tế và pháp luật – Vật lý (hoặc Hóa học, hoặc Sinh học) có 3 cách lựa chọn.

Công nghệ - Tin học - Địa lý – Vật lý (hoặc Hóa học, hoặc Sinh học) có 3 cách lựa chọn.

Công nghệ - Tin học - Giáo dục kinh tế và pháp luật – Vật lý (hoặc Hóa học, hoặc Sinh học) có 3 cách lựa chọn.

Tin học - Nghệ thuật - Địa lý – Vật lý (hoặc Hóa học, hoặc Sinh học) có 3 cách lựa chọn.

Tin học - Nghệ thuật - Giáo dục kinh tế và pháp luật – Vật lý (hoặc Hóa học, hoặc Sinh học) có 3 cách lựa chọn.

Như vậy, tổng cộng sẽ có 45 tổ hợp chọn môn, theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường trung học phổ thông sẽ lựa chọn tổ hợp chọn môn tùy thuộc vào tình hình nhân sự, vật chất của trường.

Tuy nhiên, việc giao cho các trường trung học phổ thông tự lựa chọn tổ hợp môn, được tự chọn môn nào dạy, môn nào bỏ trong các tổ hợp sẽ dẫn đến tình trạng học sinh sẽ không được học theo nguyện vọng, sở trường, đam mê, định hướng nghề nghiệp theo tinh thần của chương trình mới.

Hiện nay, việc xây dựng tổ hợp chọn môn tại các trường trung học phổ thông cũng rất rối rắm, dựa theo chủ quan của lãnh đạo trường không theo nhu cầu của người học và các em học sinh cũng khó được chọn tổ hợp nếu điểm trúng tuyển lớp 10 thấp.

Người viết rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình mới ở bậc trung học phổ thông không chỉ môn Lịch sử mà cả hướng dẫn thực hiện tổ hợp chọn môn đúng như tinh thần của chương trình mới là nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam