Gợi ý đáp án môn Ngữ văn tuyển sinh vào 10 của An Giang

03/06/2024 16:06
KHÁNH VĂN
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở An Giang có thể tham khảo gợi ý đề thi môn Ngữ văn.

GDVN_KHÁNH VĂN.jpg
GDVN_KHÁNH VĂN.jpg
Đề thi môn Ngữ văn của An Giang sáng nay

Người viết là giáo viên dạy môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở tại tỉnh An Giang đưa ra gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn, học sinh có thể tham khảo.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2: Các nhân vật trong đoạn trích: chị Thao; Nho; nhân vật tôi (Phương Định)

Câu 3: Mưa. Gió là câu đặc biệt

Câu 4: Từ tượng hình: lúi húi (gợi tả hình dáng, dáng vẻ chị Thao)

Từ tượng thanh: lanh canh (diễn tả âm thanh trên nóc hang)

Câu 5: Sự khác nhau của từ “ngôi sao”

+ “ngôi sao” trong đoạn ngữ liệu là ngôi sao trong đêm, chỉ sự vật (danh từ)

+ “ngôi sao” trong tựa bài là hình ảnh ẩn dụ chỉ về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn (Phương Định; Thao; Nho).

Câu 6: cảm nhận nhân vật “tôi” sau cơn mưa đá

Cơn mưa đá đến bất ngờ "lanh canh gõ trên nóc hầm khiến cho cô cảm thấy vui mừng, reo lên trong hớn hở "Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!". Cơn mưa đã đánh thức "niềm vui thích con trẻ trong cô" "nở tung ra, say sưa, tràn đầy". Nó đã mang tới cho cô niềm vui trọn vẹn, xoá nhoà những phút giây mệt mỏi, căng thẳng ở nơi chiến trường. Đồng thời, có cả sự tiếc nuối khi cơn mưa qua đi bởi cơn mưa "tạnh rất nhanh như khi mưa đến" để lại trong lòng Phương Định niềm tiếc nuối vô bờ. Từ đó, khiến Phương Định nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những kỉ niệm thơ ấu.Nỗi nhớ của cô mơ hồ, mờ nhạt "hình như, cái gì đấy"…Những hình ảnh đẹp, mộng mơ của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân quê hương xứ Huế và mùa xuân của đất nước, khát vọng cống hiến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề nghị luận.
Cảm xúc về mùa xuân quê hương xứ Huế
+ Mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời (một dòng sông, một bông hoa, tiếng chim hót).
+ Niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp.
+ Sự trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống.
Cảm xúc về mùa xuân đất nước
+ Đất nước mới, trẻ (xuân, lộc) trong khí thế tưng bừng, rộn rã (hối hả, xôn xao) với hai nhiệm vụ : bảo vệ và xây dựng.
+ Niềm tin mãnh liệt vào tương lai (Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước).
Khát vọng của tác giả Thanh Hải
-Lời ước nguyện chân thành của nhà thơ, khát vọng được làm một mùa xuân nho nhỏ.
+ Nhà thơ xưng ta, mang ý thức cá nhân của một thời đại. Tất cả đều muốn sống đẹp với cuộc đời với nhân dân, hiến dâng tất cả cho đất nước.
+ Bài thơ dùng nhiều số từ một như “một nốt trầm xao xuyến”; “một mùa xuân nho nhỏ”- dù khiêm nhường giản dị nhưng đó là khát vọng sống đẹp của con người hoá thân vào cộng đồng. Khát vọng đó nhiệt tình cháy bỏng: “Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”. Đó là khát vọng cháy bỏng, xuyên suốt của nhà thơ.
- Nghệ thuật :
+ Ngôn ngữ : giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh.
+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác ; nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ).
+ Giọng thơ tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống…
d. Sáng tạo
-Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
-Liên hệ được một số câu thơ, câu văn cùng chủ đề; trách nhiệm bản thân…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu
KHÁNH VĂN