Giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa Lịch sử 12

16/12/2023 07:50
Cao Nguyên (ghi)
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Một số giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh góp ý bản mẫu sách giáo khoa Lịch sử 12 - bộ Cánh Diều và Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giáo viên được gợi ý nội dung góp ý sách giáo khoa Lịch sử 12 như sau:

1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

2. Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/ hình ảnh chưa phù hợp (nếu có).

3. Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/ xem/ viết/ nghe/ nói/ làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

Dưới đây là một số góp ý của giáo viên Lịch sử bậc trung học phổ thông nơi cụm chuyên môn người viết đang công tác (Thành phố Hồ Chí Minh).

Bản mẫu sách giáo khoa Lịch sử 12 bộ Cánh Diều. (Ảnh: Cao Nguyên)

Bản mẫu sách giáo khoa Lịch sử 12 bộ Cánh Diều. (Ảnh: Cao Nguyên)

Tên bài Trang/
dòng
Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Bộ Cánh Diều



BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC 5, 6 7 nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc 5 nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc súc tích như sách 12 cũ - Cách diễn đạt câu từ của 5 nguyên tắc như sách cũ phù hợp với học sinh.
- Không nên trích nguyên văn bản, khó hiểu và dài dòng không cần thiết.
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC 7 Thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc Thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc - Hiện nay chúng ta vẫn bắt gặp các trường hợp phân biệt chủng tộc ở nhiều quốc gia. Tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn còn là thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại (Lịch sử 11).
- Hiện tượng “phân biệt chủng tộc ngược” ở Nam Phi và một số quốc gia trên thế giới, Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia giải quyết nhưng đó vẫn là một thách thức.
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC 7 Hình 5 Hình lớn hơn, rõ hơn Hình trắng đen, khó quan sát. Lỗi form chữ (chữ dính nhau)
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM1945 31 [Võ Nguyên] Giáp Võ Nguyên Giáp Sai kĩ thuật
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM1945 29, 30 Câu hỏi cuối mục 1 - Sửa lại câu hỏi: Bỏ câu dẫn: Đọc tư liệu và quan sát hình 1
- Bỏ hoặc thay câu khác
- Câu hỏi không phù hợp với hình ảnh và không có tư liệu.
- Diễn biến đã có sơ đồ trong sách giáo khoa.
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 30 Từ ngày 14 đến 15/08/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa Từ ngày 14 đến 15/08/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền Nội dung hiện tại còn thiếu
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 30 Từ ngày 16 đến 17/08/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. Từ ngày 16 đến 17/08/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca. Nội dung hiện tại còn thiếu
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) 38, 39 c. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Thêm hình ảnh, sơ đồ trận đánh của chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận đánh lớn mang tính quyết định toàn bộ cuộc chiến. Nên cho học sinh tìm hiểu chi tiết hơn trận đánh này.
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) 39 Thắng lợi của Tổng tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava... tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi tại hội nghị Giơ-ne-vơ. Nên làm rõ nội dung của hội nghị Giơ-ne-vơ và ý nghĩa của hiệp định - Vì đây là hiệp định có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
- Với hiệp định Giơ-ne-vơ Pháp buộc chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) 35 Hình 2 Hình nhỏ Thay hình khác hoặc hình lớn hơn
BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 44 Đây là loại hình chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn,… Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn. Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ để tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam.
BÀI 15. HỒ CHÍ MINH- ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 97 Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1953 Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 Vì dữ liệu chưa chính xác
Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống



BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC 7 Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét Bỏ Dòng 8 đã nêu sự cần thiết thành lập tổ chức quốc tế
BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 9 …sự đối đầu giữa một bên là Mỹ đứng đầu Liên Xô… xã hội chủ nghĩa …sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ về mục tiêu chiến lược Nhấn mạnh sự đối lập về mục tiêu chiến lược của 2 khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 17 Tác động của sự sụp đổ trật tự 2 cực Ianta, dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh kết thúc, hai năm sau trật tự Ianta mới hoàn toàn sụp đổ Thông tin chưa chính xác
BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 17 Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của trật tự hai cực Ianta. Bỏ câu 1 phần luyện tập. Thêm vào câu hỏi: Em hãy trình bày tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam. Trùng lặp với câu hỏi ở mục 1. Giúp cho học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, liên hệ thực tế.
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 38 Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề, nạn đói chưa được khắc phục, hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ Khó khăn nước ta trước Cách mạng tháng Tám bên cạnh tàn dư chế độ cũ, hậu quả nặng nề nhất là nạn đói, dốt
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 39 Thiếu các thông tin về các sự kiện như: vì sao có Hiệp ước Hoa – Pháp? Thiếu chủ trương của Đảng, thiếu nội dung Hiệp định Sơ bộ, thiếu Tạm ước Cần viết rõ ràng nội dung Để học sinh hiểu được sự sáng suốt, linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 47 Dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ Dưới sự chỉ huy của "cố vấn" Mỹ Từ cố vấn này là theo nghĩa bóng để chỉ một lực lượng đứng ở phía sau, chứ không phải là cố vấn theo nghĩa đen.
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 48 Mỹ và quân đội Sài Gòn Mỹ và quân đội Sài Gòn vẫn do Mỹ cung cấp vũ khí và trang thiết bị chiến đấu hiện đại. Trong các loại hình chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều do Mỹ cung cấp các vũ khí và trang thiết bị chiến đấu.
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 46 Bắc Ái (Ninh Thuận) Bác Ái Sai tên địa danh
BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 44 Đây là loại hình chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn,... Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ để tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam
BÀI 9: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 60 Câu hỏi 2 phần Luyện tập và vận dụng Câu hỏi chưa ổn:
- Nội dung của câu hỏi này trùng lắp lại các câu hỏi đã hỏi ở trang 56, 57, 58.
- Ý nghĩa của 3 cuộc đấu tranh này tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có điểm khác nhau nên ở bảng câu hỏi cột ý nghĩa cần tách riêng để từ đó khái quát lại điểm điểm giống và khác nhau về mặt ý nghĩa
Chưa ổn về nội dung
Bài 15: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH 92 2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Thêm hình ảnh hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ở nước ngoài Bảng tóm tắt thông tin quá nhiều chữ, dễ gây quá tải kiến thức cho học sinh. Đồng thời làm cho các em dễ phát sinh tâm lý nhàm chán, sợ học vì quá nhiều thông tin cùng sự kiện. Thêm kênh hình ảnh để dễ dàng thu hút khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh.

Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của một số giáo viên dạy môn Lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh được tác giả Cao Nguyên ghi lại. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: toasoan@giaoduc.net.vn.

Cao Nguyên (ghi)