Trường ĐH Nguyễn Trãi: Nhiều sinh viên Thiết kế đồ họa có việc làm từ năm thứ 3

02/08/2024 09:18
Đào Hiền
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Ghi nhận thực tế tại trường, nhiều sinh viên ngành Thiết kế đồ họa ngay từ năm thứ 3 đã làm việc tại các văn phòng thiết kế với mức thu nhập hấp dẫn.

Thiết kế đồ họa là một loại hình nghệ thuật ứng dụng kết hợp giữa sáng tạo và thẩm mỹ qua việc sử dụng các yếu tố như hình ảnh, chữ, số… để truyền tải thông điệp, thông tin hiệu quả qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến đến công chúng.

Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, có thể thấy nhu cầu và kỳ vọng của xã hội đối với mỗi sản phẩm trên thị trường ngày càng lớn.

Tại nhiều doanh nghiệp, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và thẩm mỹ, tư duy sáng tạo vô cùng cao, điều này tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện phát triển dành cho ngành Thiết kế đồ họa.

ad-4nxdpykupkyndtilg1oztf4jamnjjdz7xd56junpc6ozcq4nubrj-p1saoorynl35obhgv4-xendseeph-6r6kmtnyhzncvcrk2xdbijlyea7bfrqlpalpcxelwhow83uhrwiuxbcpcz5wbijvix0dmitiadt-5737.jpg
Thiết kế đồ họa hiện đang là một trong những ngành học hot đón đầu xu thế. Ảnh minh họa: VTC Academy

Nhu cầu cao về nhân lực, cơ hội việc làm phong phú

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, em Trần Nguyễn Hằng, sinh viên khóa 21 ngành Thiết kế đồ họa, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho biết, đam mê hội hoạ và ước mơ trở thành một Designer tài năng chính là động lực để em lựa chọn ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Đại học Nguyễn Trãi.

Tại ngôi trường này, Hằng được học tập, rèn luyện những kỹ năng về hội họa và phát triển những thế mạnh vốn có của bản thân. Do đó, dù chưa tốt nghiệp, Hằng đã có sự tự tin về triển vọng nghề nghiệp của chính mình trong tương lai.

“Ngay từ năm học đầu tiên, em đã được thầy cô hướng dẫn tận tình và định hướng rõ ràng về công việc sau khi ra trường.

Trong suốt quá trình học tập, em không chỉ có cơ hội phát huy thế mạnh của bản thân mà còn được đào tạo và phát triển tư duy sáng tạo phù hợp với xu thế thiết kế hiện nay.

Hơn hết, đánh giá từ nhu cầu thực tiễn đối với ngành học cùng yêu cầu trong công việc đối với nguồn nhân lực lĩnh vực thiết kế đồ họa, em rất tự tin về kỹ năng và kiến thức đã được đào tạo sẽ là hành trang vững chắc giúp em có thể vững bước trên con đường phát triển sự nghiệp”, sinh viên Trần Nguyễn Hằng chia sẻ.

Còn cô Nguyễn Minh Trang - Quyền Phó Trưởng khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Nguyễn Trãi khẳng định rằng, ngành Thiết kế đồ họa luôn phát triển song song với nhu cầu của con người thông qua thị giác và vai trò của ngành học này đối với xã hội sẽ ngày càng cao.

Trên thực tế, mọi đồ vật xung quanh cuộc sống của con người đều là sản phẩm của những nhà thiết kế đồ họa. Đó có thể là cuốn sách, đồ gia dụng hàng ngày và cũng có thể là một chương trình phát sóng trên truyền hình.

Mặt khác, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển khiến việc tương tác và làm việc qua thế giới ảo ngày càng tăng cao, nhu cầu tiếp cận và truyền bá thông tin qua màn hình ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi nguồn lực lớn có trình độ cao trong lĩnh vực thiết kế đồ họa để có thể đáp ứng được mong muốn từ thực tiễn.

Theo đó, cử nhân ngành Thiết kế đồ họa để có thể đảm nhận các vị trí công việc như sáng tác thiết kế; Thi công các dự án, công trình quảng cáo…

Tại các cơ quan văn hóa thông tin, báo chí, xuất bản, truyền hình, bảo tàng, triển lãm hay các doanh nghiệp, tập đoàn, cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có đủ trình độ, kỹ năng về truyền thông và tư vấn chuyên môn.

Bên cạnh đó là cơ hội giảng dạy tại các trường đào tạo về thiết kế các sản phẩm đồ họa và truyền thông thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.

ad-4nxc8eote4xmg1t5zu57uf04dvhmznenwplweqy1kncb43woeza8i-kzgeqjyoyvefbjgy-9jkqcifauyvla67vzgu1swh0vgmqtknfs7idgfeuhedmppuydpnzmcg8nddzrcyox81rw7jmninpndakp1apz-5797.jpg
Cô Nguyễn Minh Trang - Quyền Phó Trưởng khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Nguyễn Trãi. Ảnh: NVCC

Chương trình đào tạo cập nhật xu hướng thiết kế của thế giới

Theo chia sẻ từ cô Nguyễn Minh Trang, ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Đại học Nguyễn Trãi tính đến thời điểm hiện tại đã có 14 năm phát triển. Ngay từ những năm đầu thành lập, ngành học đã là một trong số những ngành “hot” nhất tại trường với số lượng thí sinh xét tuyển tăng rõ rệt qua mỗi năm.

Khi tuyển sinh ngành này, trường luôn ưu tiên những bạn trẻ có ước mơ, đam mê và nhiệt huyết với nghề. Do đó, đầu vào các khóa sinh viên ngành Thiết kế đồ họa tại trường có thể chưa cao nhưng chất lượng đầu ra lại được doanh nghiệp đánh giá rất tốt.

Theo đó, ngay sau khi trúng tuyển vào ngành Thiết kế đồ họa tại trường, sinh viên sẽ được tham gia vào khóa học ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức và các kỹ năng cơ bản.

Cụ thể tại khóa học này, sinh viên được giảng viên hướng dẫn từ những kiến thức cơ bản nhất như kỹ thuật về hình họa cho đến nguyên lý màu sắc. Kết thúc khóa học, sinh viên có đủ kiến thức cơ bản để tiến đến các môn học mỹ thuật cơ sở và các môn học chuyên ngành.

“Tại Trường Đại học Nguyễn Trãi, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa được thoải mái thử nghiệm những ý tưởng của mình ngay từ những năm học đầu tiên với sự hỗ trợ, đồng hành của các thầy cô phụ trách để giúp các em thực hiện hóa những ý tưởng đó.

Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ, kỹ năng và đủ sức cạnh tranh với sinh viên các trường đại học khác”, cô Trang chia sẻ.

ad-4nxf5v76kzvwykfb86qpubgprsxecinvdhvflltersriydzha4z0f3kgtd7sgestiigtp44pm4wxucwexz-4yyjnj5kkfee19-tibwlh3cx6hnoq4tg6dtndemuonsupzrhnu27xhgsdfbq-tf-kvc9dy7fk-1264.jpg
Sinh viên ngành Thiết kế đồ họa được hướng dẫn những kiến thức cơ bản nhất như kỹ thuật về hình họa cho đến nguyên lý màu sắc. Ảnh: NTCC

Đánh giá về chương trình đào tạo ngành học, Quyền Phó Trưởng khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho hay, chương trình giảng dạy ngành Thiết kế đồ họa luôn được cập nhật theo nhu cầu xã hội và xu hướng thiết kế của thế giới.

Trong 4 năm học, sinh viên không chỉ được bồi dưỡng khối kiến thức chung về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; những nguyên lý nền tảng thẩm mỹ cơ sở mỹ thuật và thiết kế chuyên sâu của ngành; kiến thức ngoại ngữ, kỹ thuật và công nghệ thông tin cần thiết để phục vụ quá trình sáng tạo, thiết kế sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng.

Đối với kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu và bồi dưỡng tư duy sáng tạo để phát huy khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm đồ họa ứng dụng trong lĩnh vực quảng cáo và phục vụ đời sống văn hóa, thiết kế nghệ thuật đồ họa trong lĩnh vực truyền thông thị giác và đa phương tiện.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng phát triển các kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch, phác họa ý tưởng, thiết kế và thể hiện các sản phẩm thuộc lĩnh vực đồ họa in ấn và đồ họa truyền thông đa phương tiện.

Đặc biệt với các môn học Multimedia (đồ họa truyền thông đa phương tiện) sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Thiết kế đồ họa. Theo đó, từ thực tế đào tạo tại trường, nhiều sinh viên ngành Thiết kế đồ họa ngay từ năm thứ 3 đã có cơ hội làm việc tại các văn phòng thiết kế với mức thu nhập hấp dẫn.

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Phương Giang, cựu sinh viên khóa 14 ngành Thiết kế đồ họa, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho biết, bên cạnh công việc chính là chuyên viên thiết kế đồ họa của chuỗi khách sạn SOJO Hotel, chị còn là giảng viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại Học viện VTC Academy, phụ trách thiết kế các dự án outsource cho nhiều tập đoàn trong và ngoài nước.

Nhận xét về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Trãi, chị Giang cho hay chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa được nhà trường xây dựng rất bài bản và cập nhật xu thế phát triển của lĩnh vực thiết kế trên toàn thế giới, phát huy được năng lực vốn có của người học.

Mặt khác, nhà trường cũng ghi nhận những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn từ các doanh nghiệp, qua đó định hướng sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, tư duy thẩm mỹ, nền tảng nghệ thuật và các phương pháp thiết kế. Chú trọng phát triển các kỹ năng sử dụng công cụ và phần mềm chuyên dụng nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của sinh viên.

Nhờ vậy, ngay sau khi tốt nghiệp và bước vào thị trường lao động, chị Giang dễ dàng tìm kiếm được nhiều công việc triển vọng với mức thu nhập tương đối cao.

“Thông qua các môn học cơ sở và chuyên ngành, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sẽ có những sản phẩm là các đồ án thực tế có thể sử dụng như các dự án giả định của cá nhân và đưa vào hồ sơ năng lực.

Bên cạnh đó, khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Nguyễn Trãi rất chú trọng đào tạo sinh viên thực chiến, tạo điều kiện học tập tại các giảng đường doanh nghiệp cùng đội ngũ giảng viên đầu ngành giàu kinh nghiệm. Bởi vậy, sinh viên không chỉ được tích lũy kinh nghiệm thực tế mà còn được thầy cô truyền cảm hứng để vững bước thực hiện đam mê.

Qua nhiều dự án ở những môn học chuyên ngành, chúng tôi nắm được quy trình và có khả năng triển khai các dự án hoàn chỉnh liên quan đến thiết kế đồ họa, có cơ hội tham gia vào các vị trí cộng tác viên cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ năm thứ 3 đại học.

Ngoài ra, giảng viên phụ trách sẽ chọn lọc các sinh viên tiềm năng để kết nối với các đơn vị tuyển dụng. Do đó mà có nhiều sinh viên dù còn học tập tại trường đại học nhưng đã có những dự án, công việc song song. Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp được nhiều doanh nghiệp săn đón với mức lương vô cùng hấp dẫn”, chị Giang chia sẻ.

Nhân sự ngành Thiết kế đồ họa cần những điều kiện gì để phát triển?

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, chị Nguyễn Phương Giang cho rằng, ngành Thiết kế đồ họa sẽ phát triển không ngừng trong tương lai bởi sức sáng tạo của con người là vô hạn.

Hơn hết, tiêu chuẩn thẩm mỹ luôn luôn thay đổi theo thời gian và trong xu thế xã hội hiện đại ngày nay, tiêu chuẩn thẩm mỹ đang ngày càng được đề cao và coi trọng.

Do đó, chị Giang dành lời khuyên đến các sinh viên có định hướng sẽ theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa cần phải nghiêm túc và tập trung trong việc học tập và rèn luyện chuyên môn tại trường học.

Bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn, cần dành thời gian nghiên cứu để phát triển các kỹ năng như quan sát, so sánh, tư duy thẩm mỹ và tích cực thực hành để phát huy tính sáng tạo của bản thân.

Ngoài ra, sinh viên cần chủ động trong việc tiếp cận các xu thế thiết kế mới trên thế giới và rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình để phục vụ khách hàng thông qua các dự án.

ad-4nxedfqvvwitsq4ovf4opdvtacgpx-xy-b81vz5v7va0sqpgwndmhexdfkax0kuduagtposdcyzcoqpwsbtaae2edk8bs4gtggaye4a-my1ghbwkgeaxrga5qwvladpwjtwwloonn9ml9lh5kcy3-hahyer-a-4556.png
Sinh viên Hồng Vân K16 - ngành Thiết kế đồ họa vinh dự nhận giải 3 cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống thuốc lá. Ảnh: website nhà trường

Cô Nguyễn Minh Trang thông tin thêm, chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Đại học Nguyễn Trãi được thiết kế với 70% là các học phần thực hành và 30 % học phần lý thuyết, phát triển theo định hướng sáng tạo ứng dụng để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhà trường đã kết nối với nhiều đơn vị đào tạo quốc tế để thực hiện chương trình đào tạo liên kết. Đối với ngành Thiết kế đồ họa, nhà trường đã liên kết với một số trường đại học tại Hàn Quốc như Đại học Quốc gia Incheon; Đại học Kunjang; Đại học Kyung-In; Đại học Daegu Haany.

ad-4nxdsj9udjbwmbbsum6zmhopigidsdsmu7ybqhpfmkx3y8f5q5d4ezfbu7qyihupjbgvhrpxnzlfpttgerzgyfgwp4drqrijqgn-aur-rzuepgtofciqiqqihwpk3zic5x71kdr8qzy78rv6psh-hq6fyyer-2735.jpg
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Đại học Nguyễn Trãi được thiết kế theo định hướng sáng tạo ứng dụng. Ảnh: NTCC

Về đội ngũ giảng dạy, cô Trang cho biết giảng viên ngành Thiết kế đồ họa đều là những thầy cô có năng lực chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Với một số học phần, trường tích cực mời các chuyên gia, nhà thiết kế từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đến giảng dạy và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.

“Đối với ngành Thiết kế đồ họa, nhà trường định hướng xây dựng chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao. Do đó, đội ngũ giảng viên phụ trách các môn học đều được sắp xếp và chọn lọc kỹ càng, phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của từng môn học.

Sau các học phần lý thuyết, sinh viên sẽ tiến hành nghiên cứu và thực hiện đồ án dựa trên ý tưởng của bản thân và được làm việc 1-1 với giảng viên hướng dẫn.

Vì vậy, hầu hết sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sau khi ra trường đều có trình độ chuyên môn cao và đáp ứng được yêu cầu công việc trong thực tiễn. Thậm chí, có nhiều sinh viên ra trường sau 1-2 năm đã phát triển được sự nghiệp và có thương hiệu riêng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa”, cô Trang chia sẻ.

Đào Hiền