Theo đó, năm 2025, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh theo các phương thức:
Thứ nhất, thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thứ hai, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội và do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
Thứ ba, xét tuyển theo Quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 4412/QĐ-Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và sửa đổi (nếu có);
Thứ tư, các phương thức tuyển sinh khác theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
![Năm 2025, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh đại học chính quy khoảng 1400 chỉ tiêu. Ảnh: UED Năm 2025, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh đại học chính quy khoảng 1400 chỉ tiêu. Ảnh: UED](https://img.giaoduc.net.vn/w1000/Uploaded/2025/lwivvpiv/2025_02_05/5b1e3-1-9889.jpg)
Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh theo ngành và theo nhóm ngành, cụ thể:
Thực hiện tuyển sinh theo ngành, đối với các ngành đào tạo giáo viên, bao gồm: Sư phạm Toán; Sư phạm Vật lí; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học tự nhiên; Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử-Địa lí; Giáo dục Mầm non; Giáo dục Tiểu học.
Thực hiện tuyển sinh theo nhóm ngành và tổ chức phân ngành sau khi sinh viên học xong năm thứ nhất, đối với các ngành ngoài sư phạm, bao gồm: Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Quản trị chất lượng giáo dục; Tham vấn học đường; Quản trị trường học; Tâm lí học (chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên).
Điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đào tạo không thấp hơn điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đào tạo do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định. Riêng các ngành đào tạo giáo viên, điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đào tạo không thấp hơn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) theo nhóm ngành/ngành của từng phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:
TT |
Tên ngành/ nhóm ngành tuyển sinh |
Mã ngành/ nhóm ngành |
Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) |
Ghi chú |
A |
Các ngành đào tạo giáo viên: Tuyển sinh theo ngành |
|
||
1 |
Sư phạm Toán học |
SPT |
30* |
|
2 |
Sư phạm Vật lí |
SPL |
20* |
|
3 |
Sư phạm Hoá học |
SPH |
20* |
|
4 |
Sư phạm Sinh học |
SPS |
20* |
|
5 |
Sư phạm Khoa học Tự nhiên |
SPK |
70* |
|
6 |
Sư phạm Ngữ văn |
PNV |
30* |
|
7 |
Sư phạm Lịch sử |
PLS |
20* |
|
8 |
Sư phạm Lịch sử-Địa lý |
PSĐ |
70* |
|
9 |
Giáo dục Tiểu học |
GD4 |
100* |
|
10 |
Giáo dục Mầm non |
GD5 |
70* |
|
B |
Các ngành tuyển sinh theo nhóm ngành Tên nhóm ngành: Khoa học giáo dục và khác |
|
||
1 |
Quản trị trường học |
GD3 |
150* |
|
2 |
Quản trị Công nghệ giáo dục |
175* |
|
|
3 |
Khoa học giáo dục |
100* |
|
|
4 |
Quản trị chất lượng giáo dục |
150* |
|
|
5 |
Tham vấn học đường |
175* |
|
|
6 |
Tâm lý học (định hướng lâm sàng trẻ em và vị thành niên) |
200* |
|
|
|
Tổng chỉ tiêu dự kiến |
|
1400* |
|
* Chỉ tiêu dự kiến, chỉ tiêu chính thức các ngành sẽ được điều chỉnh trong tổng chỉ tiêu được giao.
Hiện tại, Trường Đại học Giáo dục chưa công bố cụ thể các tổ hợp xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025. Nhà trường cho biết sẽ công bố tổ hợp chi tiết sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học (đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018).
Thí sinh lưu ý, sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, nhà trường sẽ xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành ngoài sư phạm (Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Quản trị chất lượng giáo dục; Tham vấn học đường; Quản trị trường học; Tâm lí học - chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên) dựa trên các căn cứ:
Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.
Phương pháp thực hiện
- Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất).
- Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau:
![](https://img.giaoduc.net.vn/w1000/Uploaded/2025/lwivvpiv/2025_02_05/1-1147.png)
+/ ĐTHPT 2025 (điểm thi trung học phổ thông năm 2025): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường Đại học Giáo dục hoặc điểm quy đổi về thang điểm 30 (đối với thí sinh trúng tuyển vào Trường theo các phương thức xét tuyển khác).
+/ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2.
- Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10).
Danh sách các học phần chuyên môn xét phân ngành:
STT |
Ngành |
Học phần chuyên môn |
Ghi chú |
1 |
Quản trị trường học |
Nhập môn khoa học quản lý trong giáo dục |
|
2 |
Quản trị công nghệ giáo dục |
Nhập môn công nghệ giáo dục |
|
3 |
Quản trị chất lượng giáo dục |
Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục |
|
4 |
Tham vấn học đường |
Tâm lý học giáo dục |
|
5 |
Khoa học giáo dục |
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
|
6 |
Tâm lý học |
Tâm lý học giáo dục |
|