IMF đồng ý cho Ukraine vay 17 tỷ USD (ảnh minh họa) |
Ukraine hiện đang chìm đắm trong cảnh nợ nần, nhưng ngày 30 tháng 4, Giám đốc tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phê chuẩn cho Ukraine vay khoản tiền lên tới 17 tỷ USD, kỳ hạn là 2 năm.
Theo bài báo, quyết định trên được đưa ra tại một cuộc họp ở trụ sở IMF ở Thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 30 tháng 4, sau khi 24 thành viên IMF, trong đó có Nga và Mỹ trao đổi với nhau và đi đến thống nhất. Hội nghị đã đồng ý cung cấp viện trợ khoản vay 17 tỷ USD cho chính quyền Ukraine.
Điều này có nghĩa là, trong vòng vài ngày, chính quyền mới của Ukraine sẽ nhận được đợt viện trợ đầu tiên 3,2 tỷ USD từ IMF, đồng thời sẽ nhận được 15 tỷ USD tiền viện trợ từ các nước và các tổ chức quốc tế như Mỹ, EU, Ngân hàng Thế giới (WB). Bài báo cho biết, trong số tiền viện trợ đợt đầu tiên của IMF, 2 tỷ USD sẽ được dùng để chi cho ngân sách chính phủ Ukraine.
Tuyên bố của IMF cho biết, mục đích của kế hoạch viện trợ Ukraine là khôi phục sự ổn định của kinh tế vĩ mô Ukraine, tăng cường quản lý và độ minh bạch đối với nền kinh tế Ukraine nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế tốt đẹp và bền vững cho Ukraine.
Chủ nhiệm Trung tâm tư vấn chính trị và nghiên cứu kinh tế Ukraine Igor Brakovsky cho rằng, khoản vay của IMF sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà cầm quyền Ukraine, giảm sức ép sụt giá cho đồng hryvnia.
Do rơi vào khủng hoảng, Ukraine mất đi số tiền mua trái phiếu chính phủ 15 tỷ USD từ Nga |
Để quyết định cấp số tiền viện trợ trên, IMF đã trải qua vài tuần thảo luận. Điều kiện tiền đề cung cấp viện trợ là, chính quyền Ukraine cần thực hiện một loạt cải cách chính sách kinh tế, trong đó bao gồm cải cách trên các lĩnh vực quan trọng như chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, cơ quan tài chính, chính sách tài chính, cơ quan năng lượng, quản lý, độ minh bạch và môi trường kinh doanh.
Để nhận được viện trợ kinh tế của cộng đồng quốc tế, nhà cầm quyền Ukraine đã tuyên bố sắp tới sẽ điều chỉnh giá khí đốt và thủy điện lần lượt lên 50% và 40%, chính phủ Ukraine sẽ còn giảm bớt chi tiêu chính phủ, các cơ quan chính phủ sẽ cắt giảm hơn 20.000 người.
Nhà nghiên cứu Artem Palin của Trung tâm nghiên cứu hậu Liên Xô thuộc Phòng Kinh tế, Viện Khoa học Nga cho rằng, khoản vay của IMF đã bao gồm rất nhiều điều kiện tiên quyết về cải cách chính trị, đồng thời khoản vay sẽ được từng bước cấp phát căn cứ vào hiệu quả thực thi, vì vậy khả năng thực thi của nhà cầm quyền Ukraine là điều kiện quyết định của viện trợ trong tương lai.
Muốn thoát khỏi suy thoái kinh tế, nhà cầm quyền Ukraine cần tập trung nguồn lực để thực hiện hòa giải trong nước và cải thiện môi trường kinh doanh.
Phó chủ nhiệm Robert Horten, Trung tâm nghiên cứu Nga và Âu-Á, Học viện quan hệ quốc tế Iliad, Đại học George Washington Mỹ cho rằng, mặc dù các nước phương Tây gấp gáp tiến hành viện trợ cho Ukraine trước khi diễn ra cuộc bầu cử ở Ukraine, nhưng chính quyền Ukraine có quyết tâm tiến hành một loạt cải cách kinh tế hay không mới là nhân tố quan trọng quyết định đất nước thoát khỏi “vũng lầy” kinh tế.
Nga tăng mạnh giá khí đốt bán cho Ukraine, không còn ưu đãi như trước |
Theo tờ “Tin tức Trung Quốc” và tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ, việc các bên đạt được nhất trí viện trợ cho Ukraine đã gây ngạc nhiên, đây là một trong những đồng thuận ít thấy kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine xấu đi.
Báo Mỹ giải thích cho rằng, Mỹ và các nước phương Tây viện trợ cho Ukraine là do đứng về phía chính quyền mới của nước này, trong khi đó, đối với Nga, Ukraine là một trong những đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của họ, khoản vay của IMF có thể giúp kinh tế Ukraine tránh bị sụp đổ, cũng có thể bảo đảm cho chính quyền Ukraine có thể thanh toán hóa đơn năng lượng cho công ty Nga.
Theo “Nhật báo phố Wall”, khả năng thực hiện thuận lợi kế hoạch cho vay trên đối với Ukraine là đáng lo ngại. Bởi vì, trong lịch sử, Ukraine có nhiều dấu ấn vay nợ không tốt từ IMF, do chính phủ Ukraine không thực hiện chính sách kinh tế theo quy định của thỏa thuận, IMF từng 2 lần hủy bỏ kế hoạch cho vay đối với Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine gần đây cũng nói thẳng rằng, Ukraine hiện nay không chỉ đối mặt với mối đe dọa chiến tranh của chủ nghĩa ly khai, mà còn đối mặt với mối đe dọa từ tham nhũng và thiếu trách nhiệm đối với kinh tế Ukraine của chính quyền.
Theo báo “Nhân Dân” Trung Quốc, sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, tình hình kinh tế Ukraine ngày càng xấu đi. Căn cứ vào số liệu do Ukraine công bố, lạm phát quý 1 năm nay có thể vượt 15%. IMF cho rằng, GDP của Ukraine năm 2014 sẽ giảm 5%, nợ quốc gia chiếm 57% GDP.
Năng lượng là một loại "vũ khí" (ảnh nguồn mạng Tài chính, TQ) |
Từ tháng 12 năm 2013 đến nay, tỷ giá giữa đồng hryvnia và đồng USD đã sụt khoảng 30%, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế quý 1 là 4,276 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 1,821 tỷ USD. Ngoài ra, do Nga đã hủy bỏ ưu đãi giá khí đốt cho Ukraine, Ukraine bị ép tăng mạnh giá nhiên liệu.
Theo bài báo, bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, giá khí đốt bán cho người dân Ukraine sẽ tăng 56%, hơn nữa đây chỉ là giai đoạn thứ nhất; đến năm 2017 khi hoàn thành tăng giá, giá khí đốt sẽ gấp đôi ban đầu.
Mạng Cri online dẫn số liệu của Bộ Tài chính Ukraine cho biết, Ukraine hiện nay ít nhất cần 35 tỷ USD viện trợ mới có thể tránh để nợ công vi phạm hiệp ước.
Theo bài báo, kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1991 đến nay (hơn 20 năm qua), tình hình kinh tế Ukraine liên tục xấu đi, thực lực kinh tế không ngừng giảm xuống, sự hỗn loạn chính trị mấy tháng gần đây càng làm cho kinh tế Ukraine “họa vô đơn chí”, rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nhà cầm quyền Ukraine từng cho biết, kinh tế năm nay của Ukraine có thể giảm 3%.