Nga “nóng gáy” vì Mỹ bán tên lửa công phá JASSM cho Phần Lan

09/11/2011 13:04
Chấn Hưng (theo Strategy)
(GDVN) - Sau 4 năm trì hoãn hợp đồng, cuối cùng Mỹ đã trang bị cho Phần Lan hệ thống bom tên lửa tân tiến JASSM. Việc này đã làm người khổng lồ Nga "nóng gáy".

Tin từ trang Chiến lược Mỹ cho biết nước này đã đồng ý bán 72 tên lửa AGM-158 JASSM cho Phần Lan dù 4 năm trước đó hợp đồng này từng không được thực hiện.

Các tên lửa trên sẽ được trang bị cho 62 tiêm kích cơ F-18C/D. Phần Lan sẽ phải trả tiền trọn gói cho mỗi tên lửa (bao gồm cả chi phí huấn luyện, bảo trì và hỗ trợ).

Hệ thống tên lửa JASSM này là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu phát triển của các nhà sản xuất Mỹ
Hệ thống tên lửa JASSM này là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu phát triển của các nhà sản xuất Mỹ

Bốn năm trước các nhà ngoại giao Mỹ đã từ chối thực hiện hợp đồng này với Phần Lan nhằm xoa dịu Nga. Lần này Phần Lan lại yêu cầu thực hiện hợp đồng và không thấy có ý kiến phản đối nào trong chính phủ Mỹ.

Một lý do khác khiến hợp đồng 4 năm trước không thực hiện được là vì Mỹ chưa tự tin vào hệ thống tên lửa này của mình. Chỉ 2 năm trước, các cuộc thử nghiệm loại tên lửa mới trên vẫn liên tục gặp thất bại. Tuy nhiên, cuối năm 2009, cuộc thử nghiệm cuối cùng đã đạt thành công tới 90%. Việc này đã khiến cả hai nhanh chóng đạt được những thỏa thuận thực hiện hợp đồng.

Hai năm trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đứng trên bờ vực phải hủy bỏ chương trình sản xuất tên lửa JASSM trị giá 6 tỷ USD này.

Nhưng sau các nỗ lực vận động hành lang, cùng một đơn đặt hàng lớn từ Hàn Quốc và những khả năng của loại tên lửa này trong việc chống lại hệ thống phòng thủ của Iran, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên đã khiến cơ hội sống của chương trình được phục hồi.

Vấn đề duy nhất của chương trình JASSM chính là việc liên tục gặp thất bại trong các cuộc thử nghiệm. Cho tới năm 2009, việc thử nghiệm vẫn gặp thất bại. Nhưng các nhà sản xuất đã nhận ra vấn đề trong các lần thử nghiệm không thành công này và thuyết phục chính phủ rằng lỗi trên hoàn toàn là do hệ thống chưa được trang bị đầy đủ.

Về vấn đề này, các nhà sản xuất hứa sẽ hoàn thiện nếu được tiếp tục triển khai. Kết quả là, 16 tên lửa trong gói hợp đồng đầu tiên đã được kiểm tra. Và trong lần này, nếu việc thử nghiệm thất bại, thì chương trình trên cũng chính thức bị khai tử.

Tên lửa JASSM sẽ được trang bị trên tiêm kích cơ F-18 C/D để đối phó với những tên lửa hiện đại nhất của Nga
Tên lửa JASSM sẽ được trang bị trên tiêm kích cơ F-18 C/D để đối phó với những tên lửa hiện đại nhất của Nga

JASSM là thế hệ thứ ba được phát triển trong gia đình bom dẫn đường thông minh GPS của Mỹ. Thế hệ đầu tiên là bom JADAM (sau đó bổ sung loại 500, 1.000 và 2.000 pound) trị giá 26.000 USD mỗi quả. Thế hệ thứ hai là JSOW (phát triển trên nền JADAM với thêm đôi cánh và hệ thống dẫn đường mạnh mẽ hơn), trị giá 460.000 USD mỗi quả.

Thế hệ tiếp theo là JASSM có giá từ 500.000 USD (phiên bản tầm hoạt động 400 Km) tới 930.000 USD (tầm hoạt động 900 km). Và đây là thế hệ bom SDB (bom có đường kính nhỏ), nặng 114 kg, có thể xuyên thủng mọi hệ thống hầm bê tông và các cấu trúc bê tông khác. Giá mỗi quả là 75.000 USD.

Không lực Mỹ đã đặt hàng toàn bộ JASSM từ đầu năm 2004 nhưng chỉ có vài quả được sản xuất do thử nghiệm thất bại. Sau đó không quân đã hủy các kế hoạch tên lửa này do độ thiếu tin cậy của nó, đồng thời đình chỉ việc triển khai chiến đấu cho tới năm sau.

JASSM được thiết kế nhằm đối phó với hầu hết các hệ thống tên lửa mặt đất hiện đại của Nga, hệ thống vốn đang được bán sang Trung Quốc. Bắc Triều Tiên cũng đã có một số tên lửa tân tiến, nhưng có thể chưa hiện đại bằng loại SAM của Nga.

Nhưng đó vẫn là hệ thống tên lửa nguy hiểm và có thể đối phó với các tên lửa tầm xa. Vì vậy Mỹ cho rằng các đồng minh của mình cần được trang bị những tên lửa như JASSM để đối phó với các thách thức trên.

Chấn Hưng (theo Strategy)