Nga, Mỹ giữ vững lập trường về phòng thủ tên lửa

26/03/2012 15:46
Ngọc Huyền (Theo RIA)
(GDVN) - Nga và Mỹ đã không thay đổi quan điểm của họ về việc triển khai phòng thủ tên lửa ở châu Âu nhưng vẫn còn thời gian cho các cuộc đàm phán.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết sau một cuộc họp với người đồng cấp Barack Obama, Nga và Mỹ đã không thay đổi quan điểm của họ về việc triển khai phòng thủ tên lửa ở châu Âu nhưng vẫn còn thời gian cho đàm phán.

Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc trao đổi với nhau nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân đang diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc).

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

"Chúng tôi đã thảo luận về một thực tế rằng, thời gian không nên để lãng phí. Hợp tác và thảo luận về tất cả các khía cạnh liên quan đến việc thực hiện phòng thủ tên lửa châu Âu nên chủ động hơn" -  ông Medvedev nói.

"Thẳng thắn mà nói rằng, chúng tôi vẫn có thời gian để đàm phán và đạt được một quyết định công bằng, đi cùng với những kinh nghiệm mà Barack Obama và tôi đã có được trong quá trình chuẩn bị Hiệp ước START" - Tổng thống Medvedev nói thêm.
Bên cạnh đó, Tổng thống Obama cho rằng, Nga và Mỹ có rất nhiều việc phải làm trong nhiều vấn đề.

Đưa ra ý kiến về hệ thống phòng thủ tên lửa, ông cũng cho biết đội ngũ kỹ thuật viên sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về các vấn đề kỹ thuật, đã đến lúc các chuyên gia kỹ thuật cần tham gia

Trước đó, Nga và NATO đã đồng ý hợp tác trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO ở Lisbon (Bồ Đào Nha) tháng 11/2010.

Nga tin rằng sự phát triển của các khái niệm và kiến trúc phòng thủ tên lửa châu Âu nên được thực hiện trên cơ sở bình đẳng và cung cấp đầy đủ các biện pháp xây dựng lòng tin và minh bạch về quốc phòng.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ không chống lại Nga. Thậm chí, Mỹ, NATO và Nga sẽ được hưởng lợi từ khả năng hợp tác chiến lược này.
Moscow luôn muốn Mỹ và NATO ký văn bản thỏa thuận ràng buộc pháp lý mà phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ không được trực tiếp chống lại Nga.

Đáp lại, NATO và Washington khẳng định hệ thống phòng thủ sẽ không được sử dụng trong việc chống lại Nga. Thế nhưng, cho đến nay, họ vẫn từ chối đưa ra một cam kết bằng văn bản.
Cũng trong buổi gặp, Tổng thống Obama đã nhận lời mời từ Tổng thống Medvedev đến thăm Nga sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.

Tổng thống Mỹ bày tỏ "muốn đến thăm St Petersburg nhưng e rằng sẽ phải làm điều này sau cuộc bầu cử" được dự kiến tháng 11/2012.

Lần mới đây nhất, ông Obama đã đến thăm Nga là vào tháng 7/2009. Ông đã hai lần gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và đã có cuộc họp với Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Kết quả chính của chuyến thăm là việc ký kết Hiệp định khung Nga-Mỹ về vũ khí tấn công chiến lược (START).

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Medvedev: "Sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau mà chúng tôi đã đạt được trong những năm qua đã giúp giải quyết một số vấn đề song phương và quốc tế quan trọng".

"Tôi hy vọng rằng mối quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ được tiếp tục giữa các nhà lãnh đạo trong tương lai. Đó là lý do tại sao, bằng cách sử dụng cơ hội này, tôi muốn một lần nữa mời Tổng thống Barack Obama đến thăm Nga"- ông nói thêm.

Obama cũng cảm ơn Tổng thống Medvedev vì sự hợp tác hai nhà lãnh đạo đã có được.

Theo Obama, "những gì liên quan đến sự hợp tác giữa hai nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với hòa bình và ổn định trên thế giới".

Trước đó, các cuộc đàm phán Nga - Mỹ về lá chắn phòng thủ tên lửa không có được bước tiến nào trong năm ngoái, khi cả hai nước từ chối việc có bất cứ một nhượng bộ đáng kể nào.

Nga vốn luôn phản đối kế hoạch triển khai một lá chắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ muốn thực hiện tại Đông Âu.

Những sự kiện nổi bật

PUTIN TRỞ LẠI ĐIỆN KREMLI

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG QUỐC TẾ

CĂNG THẲNG MỸ - IRAN

KIM JONG UN - TRIỀU TIÊN

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

BÍ ẨN - KỲ LẠ - KHOA HỌC

VIỆT NAM và THẾ GIỚI

XEM - NGHE THỜI SỰ QUỐC TẾ

Tình Hình Biển Đông

TÌNH HÌNH SYRIA, YEMEN

CÁC NỘI DUNG KHÁC

XEM - NGHE TIN TỨC QUỐC PHÒNG

BÌNH LUẬN QUÂN SỰ

Hải Quân Các Nước

Vũ khí phòng thủ của Iran

Trang bị tên lửa

Không quân các nước

Quốc Phòng Nhân Dân Việt Nam

Lục quân các nước

Sức mạnh quân sự Israel

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

Bảo tàng quân sự các nước

Cảnh sát vũ trang

Ngọc Huyền (Theo RIA)