Mỹ có thể chi 680 triệu USD cho lá chắn tên lửa của Israel năm 2012

22/04/2012 17:12
Nguyễn Hường (theo RT)
(GDVN) - Mỹ có thể chi 680 triệu USD nhằm tăng cường cho hệ thống lá chắn tên lửa Iron Dome của Israel trong năm 2012. 
Mỹ có thể chi 680 triệu USD nhằm tăng cường cho hệ thống lá chắn tên lửa Iron Dome của Israel trong nỗ lực giúp quốc gia Trung Đông này nâng cao khả năng phòng vệ.

Một hệ thống Iran Dome của Israel. Ảnh AFP
Một hệ thống Iran Dome của Israel. Ảnh AFP

Thông tin về kế hoạch tăng chi phí cho Iron Dome của Israel được tiết lộ bởi hai thành viên quốc hội Mỹ - Reuters cho biết. 
Trong một tuyên bố trước đó, chính quyền Tổng thống Barack Obama nói rằng Washington sẽ có mức tài trợ "thích hợp" cho chương trình này của Israel trong năm 2012 nhưng không tiết lộ con số tài chính cụ thể. Và đó cũng là một phần nguyên nhân khiến kế hoạch này bị Quốc hội Mỹ khước từ trước đó.
Iron Dome là hệ thống đánh chặn tên lửa tầm ngắn hiện đại nhất và hiệu quả nhất của Israel hiện có. Theo các báo cáo, nó đã đánh chặn thành công hơn 80% trong số 300 mục tiêu vào tháng 3/2012. 
Các đơn vị Iron Dome di động cũng đã được Tel Aviv triển khai tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp đất nước nhằm đối phó với các tên lửa được bắn ra bởi các chiến binh Hồi giáo ở Dải Gaza. Hiện tại, Israel đã triển khai được 3 hệ thống Iron Dome và dự kiến sẽ tăng lên ít nhất là 9 vào năm 2013.
Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để hỗ trợ Israel triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa trên trong năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, Quốc hội nước này chỉ chấp thuận chi 234 triệu USD tài trợ cho hệ thống đánh chặn tên lửa ít được biết đến của Tel Aviv là  “Arrow” và “Magic wand”.
Các hoạt động hỗ trợ tài chính cho quân đội Israel này của Washington là một phần của thỏa thuận trị giá 30 tỷ USD mà Mỹ cam kết sẽ viện trợ cho quốc gia này trong 10 năm, kể từ năm 2007. 


Dự kiến, từ năm 2009 tới năm 2018, Mỹ sẽ cung cấp cho Israel khoảng 3 tỷ USD mỗi năm và 26% số tiền này sẽ được quân đội Israel mua các loại vũ khí tự sản xuất. 
Chính quyền Obama cũng như các tiền nhiệm của mình đều xác định việc bảo vệ Israel là bảo vệ hòa bình của Trung Đông và cho rằng "sức mạnh và tính ưu việt (của Israel) có vai trò rất quan trọng cho sự ổn định của khu vực".
Bên cạnh hoạt động cung cấp tài chính cho quân đội Israel nâng cấp sức mạnh quân sự hàng năm, Mỹ còn thành lập các kho dự trữ đạn dược tại quốc gia này (hoạt động không nằm trong thỏa thuận viện trợ quân sự).

Tổng chi phí mua đạn dược để tích trữ trong các các kho vũ khí này trong năm 2012 ước tính vào khoảng 1 tỷ USD. Chúng có thể được cả quân đội Mỹ và Isreal sử dụng trong tình huống khẩn cấp.
Mỹ đã viện trợ cho khoảng 20% tổng ngân sách quốc phòng của Israel. Các viện trợ tập chung chủ yếu vào vũ khí, xây dựng kho bom chùm, bom thông minh, bom xuyên phá bunker-buster.

Ngoài ra, Tel Aviv cũng trích 2,75 tỷ USD viện trợ của Mỹ để mua 19 chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35.
Dự tính, trong năm 2012, Mỹ sẽ chi khoảng 662 tỷ USD để tại trợ cho các lợi ích của mình ở nước ngoài. 

Những sự kiện nổi bật

PUTIN TRỞ LẠI ĐIỆN KREMLI

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG QUỐC TẾ

CĂNG THẲNG MỸ - IRAN

KIM JONG UN - TRIỀU TIÊN

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

BÍ ẨN - KỲ LẠ - KHOA HỌC

VIỆT NAM và THẾ GIỚI

XEM - NGHE THỜI SỰ QUỐC TẾ

Tình Hình Biển Đông

TÌNH HÌNH SYRIA, YEMEN

CÁC NỘI DUNG KHÁC

XEM - NGHE TIN TỨC QUỐC PHÒNG

BÌNH LUẬN QUÂN SỰ

Hải Quân Các Nước

Vũ khí phòng thủ của Iran

Trang bị tên lửa

Không quân các nước

Quốc Phòng Nhân Dân Việt Nam

Lục quân các nước

Sức mạnh quân sự Israel

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

Bảo tàng quân sự các nước

Cảnh sát vũ trang

Nguyễn Hường (theo RT)