Israel từ chối nghe báo cáo về Iran của đặc sứ Mỹ

28/05/2012 06:35
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đã từ chối gặp đặc sứ Mỹ để nghe thông báo kết quả đàm phán P5+1 với Iran.
Các quan chức hàng đầu của Israel đã từ chối gặp đặc sứ Mỹ để nghe thông báo về kết quả cuộc hội đàm giữa nhóm P5+1 với Iran - kênh RT ngày 27/5 đưa tin cho biết.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak đã từ chối gặp đặc sứ Mỹ nghe báo cáo về kết quả đàm phán với Iran. Ảnh Reuters
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak đã từ chối gặp đặc sứ Mỹ nghe báo cáo về kết quả đàm phán với Iran. Ảnh Reuters

Theo đó, thư ký nhà nước về các vấn đề chính trị Wendy Sherman đã được cử tới Israel ngày 25/5 - một ngày sau khi các nước 6 nước Anh, Trung Quốc, Pháp Nga, Mỹ và Đức kết thúc cuộc đàm phán không đạt được kết quả như mong đợi với Iran - với nhiệm vụ truyền đạt lại nội dung tóm tắt của cuộc đàm phán cho các quan chức hàng đầu Israel. 
Tuy nhiên, cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đều đã từ chối gặp gỡ bà. Sau đó, bà Sherman buộc phải gửi bản báo cáo tới cố vấn an ninh quốc gia Yaakov Amidror và Ngoại trưởng Rafi Barak thay thế.
Cuộc đàm phán giữa nhóm P5+1 và Iran tại Baghdad ngày 23-24/5 đã không đạt được kết quả do Tehran từ chối đáp ứng các đề xuất ngừng làm giàu uranium ở mức 20% của nhóm 6 nước. 
Mặc dù cả hai bên đều hy vọng sẽ tìm được tiếng nói chung trong các vòng đàm phán dự kiến sẽ được tổ chức tại Moscow vào tháng tới, nhưng Israel vẫn tỏ ra ít lạc quan hơn về kết quả của nó. 

Đại diện của Iran tham gia đàm phán với các nước P5+1 Saeed Jalili (phải) và người đứng đầu ủy ban chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton trước khi diễn ra cuộc đàm phán ở Istanbul ngày 12/4/2012.
Đại diện của Iran tham gia đàm phán với các nước P5+1 Saeed Jalili (phải) và người đứng đầu ủy ban chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton trước khi diễn ra cuộc đàm phán ở Istanbul ngày 12/4/2012. 

Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra cuộc đàm phán tại Baghdad (23/5), Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak đã lên tiếng cho rằng các cuộc đàm phán chỉ giúp Iran có thêm thời gian và chia rẽ Washington với Tel Aviv.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Israel đã trở nên căng thẳng trong những ngày gần đây khi cả hai nước vẫn duy trì các quan điểm trái ngược nhau về cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. 
Hơn nữa, một ngày sau đó, một nguồn tin ở Washington DC  tiết lộ rằng Tel Aviv đã rút lại lời hứa sẽ không tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại Tehran trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới.

Điều đó có nghĩa là Israel đã khẳng định quyền tiến hành tấn công quân sự chống lại Iran của mình và sẽ thực hiện khi nào họ thấy phù hợp mà không cần sự đồng thuận của bất kỳ ai.
Nhiều nhà phân tích lo ngại nếu Israel phát động một cuộc chiến tranh nhằm vào Iran có thể làm dấy lên một cuộc tấn công trả đũa của nước này và kéo theo đó là một cuộc chiến lan rộng trong khu vực.

Những sự kiện nổi bật

PUTIN TRỞ LẠI ĐIỆN KREMLI

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG QUỐC TẾ

CĂNG THẲNG MỸ - IRAN

KIM JONG UN - TRIỀU TIÊN

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

BÍ ẨN - KỲ LẠ - KHOA HỌC

VIỆT NAM và THẾ GIỚI

XEM - NGHE THỜI SỰ QUỐC TẾ

Tình Hình Biển Đông

TÌNH HÌNH SYRIA, YEMEN

CÁC NỘI DUNG KHÁC

XEM - NGHE TIN TỨC QUỐC PHÒNG

BÌNH LUẬN QUÂN SỰ

Hải Quân Các Nước

Vũ khí phòng thủ của Iran

Trang bị tên lửa

Không quân các nước

Quốc Phòng Nhân Dân Việt Nam

Lục quân các nước

Sức mạnh quân sự Israel

PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN

Bảo tàng quân sự các nước

Cảnh sát vũ trang

Nguyễn Hường (nguồn RT)