Hải Phòng: Học sinh lớp 8 được dạy cách nhận diện kỹ năng từ chối

01/11/2023 16:21
LÃ TIẾN
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Học sinh lớp 8 Trường THCS Trương Công Định được học, nhận diện các kỹ năng từ chối và vận dụng kiến thức đã học để xử lý một số tình huống trong thực tế.

Ngày 1/11, Trường Trung học cơ sở Trương Công Định (quận Lê Chân, Hải Phòng) tổ chức chuyên đề Đoàn – Đội cấp thành phố: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 với chủ đề “Kỹ năng từ chối”.

Các tiết mục văn nghệ do học sinh nhà trường biểu diễn (Ảnh: HH)

Các tiết mục văn nghệ do học sinh nhà trường biểu diễn (Ảnh: HH)

Tới dự chuyên đề có đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, lãnh đạo quận Lê Chân cùng đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên trường Trung học cơ sở trên địa bàn.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Lê Chân tặng hoa giáo viên giảng dạy tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Lê Chân tặng hoa giáo viên giảng dạy tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Chuyên đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 với chủ đề Kỹ năng từ chối được Trường Trung học cơ sở Trương Công Định xây dựng trong 6 tiết.

Cụ thể, tiết 1, 2 là hoạt động sinh hoạt dưới cờ: nhận diện và tìm hiểu các cách từ chối trong một số tình huống.

Tiết 3,4 là hoạt động tập thể: Luyện tập kĩ năng từ chối, vận dụng kiến thức đã học để xử lý 1 số tình huống

Tiết 5,6 là hoạt động sinh hoạt lớp: Học sinh chia sẻ 1 số trường hợp đã từ chối, cách thức và kết quả đạt được.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trương Công Định phát biểu khai mạc chuyên đề (Ảnh: HH)

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trương Công Định phát biểu khai mạc chuyên đề (Ảnh: HH)

Phát biểu khai mạc chuyên đề, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: “Kỹ năng từ chối là một nội dung thuộc Hoạt động rèn luyện bản thân - Nằm trong mạch nội dung “Hoạt động hướng vào bản thân”; giúp các em học sinh lớp 8 nhận biết được những tình huống cần từ chối và thực hiện được kỹ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.

Nội dung này được xây dựng thực hiện với thời lượng 6 tiết. Ở 2 tiết học trước, các em học sinh đã được tìm hiểu một số tình huống cần từ chối và cách từ chối trong cuộc sống; và nhiệm vụ học tập mà các em cần chuẩn bị tiếp theo là: ôn tập lý thuyết về kỹ năng từ chối, luyện tập kỹ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể khác.

Trong hai tiết sinh hoạt tập thể tại chuyên đề này, các em học sinh khối 8 sẽ báo cáo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình”.

Một số tình huống tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Một số tình huống tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Một số tình huống tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Một số tình huống tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Một số tình huống tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Một số tình huống tại chuyên đề (Ảnh: HH)

Cũng theo cô giáo Huyền, từ chối là một kỹ năng sống quan trọng, là nghệ thuật giao tiếp hết sức cần thiết trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

Biết nói “không” một cách khéo léo và tinh tế sẽ giúp các em đánh giá mọi sự vật, sự việc xung quanh một cách rõ ràng, công tâm, biết nhìn nhận vấn đề khách quan hơn từ đó khẳng định được giá trị của bản thân và thành công trong cuộc sống.

Chuyên đề được thực hiện với các hoạt động chính, gồm: Nhà hùng biện tài ba, nhận diện các tình huống cần từ chối trong cuộc sống; thử tài sắm vai; hoạt động đánh giá, hoạt động tiếp nối.

Học sinh lớp 8 chia sẻ một số tình huống đã từ chối trong cuộc sống (Ảnh: HH)

Học sinh lớp 8 chia sẻ một số tình huống đã từ chối trong cuộc sống (Ảnh: HH)

Tại hoạt động “Nhà hùng biện tài ba”, các lớp sẽ phát huy khả năng sáng tạo, bày tỏ quan điểm của mình về kĩ năng từ chối qua những bài hùng biện độc đáo, hấp dẫn.

Sau khi hướng dẫn và kiểm tra phần thực hiện nhiệm vụ của các lớp, giáo viên thực hiện chuyên đề đã lựa chọn 2 bài hùng biện của lớp 8B8, 8B2 để tham gia tranh tài.

Phần nhận diện các tình huống cần từ chối trong cuộc sống, các em học sinh được tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” với việc nhận diện 9 tình huống cần từ chối và sắp xếp chúng vào 3 nhóm: Tình huống nguy hiểm; Tình huống vượt quá khả năng; Tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân.

Quang cảnh chung (Ảnh: HH)

Quang cảnh chung (Ảnh: HH)

Tiếp đó, nhiều học sinh khối 8 đã được giáo viên mời lên chia sẻ một số tình huống đã từ chối trong cuộc sống như: Từ chối uống rượu, bia, hút thuốc lá điện tử; từ chối tình cảm của bạn khác giới; từ chối lời mời đi chơi của bạn mới quen…

Giáo viên thực hiện chuyên đề cho rằng, trong cuộc sống, những tình huống nguy hiểm, tình huống vượt quá khả năng thì chúng ta cần từ chối.

Tuy nhiên, ở tình huống không phù hợp nhu cầu, sở thích cá nhân các em cần lưu ý: không phải sở thích, nhu cầu nào của các em cũng chính đáng.

Vì thế, các em học sinh cần cân nhắc lời từ chối để không ảnh hưởng tới việc học tập của bản thân, không biến ta thành ích kỉ, ỷ lại, lười biếng và thiếu trách nhiệm.

Ở hoạt động “Thử tài sắm vai”, các em học sinh để vận dụng những kiến thức đã học về kỹ năng từ chối xử lý một số tình huống trong thực tế.

Tiếp đó là hoạt động đánh giá, học sinh được chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia 2 tiết sinh hoạt tập thể tại chuyên đề.

Các đại biểu chụp ảnh cùng Ban giám hiệu và giáo viên thực hiện tiết dạy (Ảnh: HH)

Các đại biểu chụp ảnh cùng Ban giám hiệu và giáo viên thực hiện tiết dạy (Ảnh: HH)

Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trương Công Định, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Khi thực hiện hoạt động giáo dục này cần có sự tham gia của nhiều giáo viên với chuyên môn phù hợp với từng nội dung giáo dục ở những thời điểm khác nhau.

Việc triển khai xây dựng Kế hoạch giáo dục, phân công giáo viên giảng dạy và sắp xếp Thời khóa biểu thực hiện còn lúng túng ở không ít các nhà trường.

Thời gian qua, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo được phân công phụ trách hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đã nghiên cứu chương trình, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để xây dựng và thực hiện các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thực sự có hiệu quả, mang đến không khí học tập vui tươi, hứng thú cho học sinh, đạt được mục tiêu hoạt động một cách nhẹ nhàng nhất.

Với chuyên đề “Kỹ năng từ chối” này, Trường Trung học cơ sở Trương Công Định đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ ý kiến đóng góp chân thành, thẳng thắn của các đại biểu, các thầy cô giáo tham dự chuyên đề.

LÃ TIẾN