Dự thảo Thông tư sau khi được thông qua sẽ thay thế Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT.
Người viết - là giáo viên bậc trung học phổ thông, có nhiều năm hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật nhận thấy, dự thảo thông tư này có một nội dung mới đáng chú ý như sau.
Ảnh minh họa: Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật | Dự thảo Thông tư Quy chế Hội thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật |
Mục đích: a) Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; b) Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học; d) Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. |
Mục đích: a) Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; b) Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; thúc đẩy giáo dục STEM trong phổ thông; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; c) Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. |
Nhận xét: Điểm mới của dự thảo "thúc đẩy giáo dục STEM trong phổ thông" là phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dự thảo bỏ nội dung: "Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học" sẽ góp phần tránh sự can thiệp của các nhà khoa học vào dự án của học sinh. |
|
Yêu cầu: tổ chức Cuộc thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, chính xác, khoa học, khách quan, công bằng. | Yêu cầu: a) Nội dung nghiên cứu khoa học, kĩ thuật của học sinh bảo đảm thiết thực, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông; b) Việc tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú và tự nguyện tham gia của học sinh; c) Việc tổ chức Hội thi bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh. |
Nhận xét: Điểm mới của dự thảo quy định nội dung nghiên cứu khoa học, kĩ thuật phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và tự nguyện tham gia của học sinh. | |
Các lĩnh vực của Hội thi gồm 22 lĩnh vực: 1) Khoa học động vật; 2) Khoa học xã hội và hành vi; 3) Hóa Sinh; 4) Y Sinh và khoa học Sức khỏe; 5) Kỹ thuật Y Sinh; 6) Sinh học tế bào và phân tử; 7) Hóa học; 8) Sinh học trên máy tính và Sinh-Tin; 9) Khoa học Trái Đất và Môi trường; 10) Hệ thống nhúng; 11) Năng lượng: Hóa học;12) Năng lượng: Vật lý; 13) Kỹ thuật cơ khí; 14) Kỹ thuật môi trường; 15) Khoa học vật liệu; 16) Toán học; 17) Vi Sinh; 18) Vật lý và Thiên văn; 19) Khoa học Thực vật; 20) Rô bốt và máy thông minh; 21) Phần mềm hệ thống; 22) Y học chuyển dịch. | Các lĩnh vực của Hội thi gồm: 1) Toán; 2) Vật lí và Thiên văn; 3) Hoá học; 4) Sinh học; 5) Tin học; 6) Kĩ thuật và Công nghệ; 7) Khoa học Trái Đất và Môi trường; 8) Khoa học xã hội. |
Nhận xét: Dự thảo bỏ 14 lĩnh vực, ví dụ: Y Sinh và Khoa học Sức khỏe; Kỹ thuật Y Sinh; Sinh học tế bào và phân tử... là phù hợp với nhận thức, trình độ và năng lực của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. |
Yêu cầu đối với dự án dự thi: 1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình. 2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi. 3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày. 4. Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 của điều này. 5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. 6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi. 7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước. 8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II). |
Yêu cầu đối với dự án dự thi: 1. Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình. 2. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Hội thi đến trước ngày khai mạc Hội thi 30 ngày. 3. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. 4. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Hội thi. 5. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban chỉ đạo Hội thi. 6. Dự án tham gia dự thi phải được cơ sở giáo dục trung học nơi học sinh đang học phê duyệt, đánh giá và được đơn vị dự thi tổ chức lựa chọn theo quy định tại Điều 12 Quy chế này. |
Nhận xét: Dự thảo bỏ 2 nội dung "Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi". Và "Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước". |
Đơn vị dự thi: a) Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; mỗi đại học, trường đại học có trường (hoặc khối) trung học phổ thông chuyên (hoặc năng khiếu) có dự án dự thi là một đơn vị dự thi. b) Mỗi đơn vị dự thi có thể đăng ký một hoặc nhiều dự án dự thi. Số lượng dự án dự thi tối đa cho một đơn vị dự thi được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Đơn vị dự thi: a) Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; mỗi đại học, trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên có dự án dự thi là một đơn vị dự thi. b) Mỗi đơn vị dự thi tổ chức lựa chọn các dự án đại diện cho đơn vị dự thi đăng kí tham dự Hội thi với số lượng như sau: - Đối với các đơn vị dự thi là Sở Giáo dục và Đào tạo, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 03 (ba) dự án dự thi. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 05 (năm) dự án dự thi. - Đối với các đơn vị dự thi là trường phổ thông trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 02 (hai) dự án dự thi. - Đơn vị đăng cai tổ chức Hội thi được đăng kí tối đa 05 (năm) dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức Hội thi là Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng kí tối đa 10 (mười) dự án dự thi. |
Nhận xét: Dự thảo khống chế số lượng dự án (tối đa 3 dự án) của đơn vị dự thi và quy định số lượng dự án riêng cho Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Việc khống chế số lượng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án. |
Thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu: a) Thí sinh là học sinh lớp 9, 10, 11, 12 b) Thí sinh phải có đủ các điều kiện sau: - Có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kì I) từ khá trở lên; - Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi. - Mỗi thí sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi; c) Mỗi dự án dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian. |
Thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu: a) Thí sinh là học sinh lớp: 8, 9, 10, 11, 12. b) Thí sinh phải có đủ các điều kiện sau: - Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Hội thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Hội thi (nếu Hội thi được tổ chức trong học kì I) từ mức khá trở lên. - Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi. - Mỗi thí sinh chỉ được thực hiện 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Hội thi. c) Mỗi dự án dự thi có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn là giáo viên đang dạy tại có sở giáo dục trung học nơi học sinh đang học. Một người chỉ được hướng dẫn 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Hội thi. |
Nhận xét: Dự thảo quy định "Một người chỉ được hướng dẫn 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Hội thi" (thay vì tối đa hai dự án) như quy định hiện hành. | |
Xếp giải Cuộc thi 1. Các giải của Cuộc thi: a) Giải lĩnh vực gồm có: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích; b) Giải toàn Cuộc thi gồm có: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích; có thể lựa chọn trong số các dự án đoạt giải nhất toàn Cuộc thi để trao 01 giải xuất sắc; c) Ngoài các giải quy định tại các điểm a, b của khoản này, các đơn vị, tổ chức có thể tiến hành lựa chọn và trao các giải khác cho thí sinh theo tiêu chí đánh giá riêng của mình sau khi được sự đồng ý của ban chỉ đạo Cuộc thi. 2. Khung điểm xếp giải: Giải nhất từ 90 điểm đến 100 điểm; giải nhì từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; giải ba từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; giải khuyến khích từ 50 điểm đến dưới 70 điểm. 3. Xếp giải lĩnh vực: Xếp giải lĩnh vực được tiến hành theo từng lĩnh vực dự thi trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi ở từng lĩnh vực. 4. Xếp giải toàn Cuộc thi: Xếp giải toàn Cuộc thi được tiến hành trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi chọn giải toàn Cuộc thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi chọn giải toàn Cuộc thi. |
Xếp giải Hội thi 1. Các giải của Hội thi: a) Giải theo lĩnh vực gồm có: huy chương Vàng, huy chương Bạc, huy chương Đồng; b) Ngoài các giải quy định tại điểm a của khoản này, khuyến khích các tổ chức, cá nhân lựa chọn và trao các giải khác cho thí sinh theo tiêu chí đánh giá riêng của mình sau khi được sự đồng ý của Ban Chỉ đạo Hội thi. 2. Xếp giải theo lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực: a) Xếp giải theo lĩnh vực được tiến hành theo từng lĩnh vực dự thi trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi ở từng lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực; b) Tỷ lệ xếp giải tính trên tổng số dự án dự thi theo từng lĩnh vực dự thi không quá 70%. Trong đó: huy chương Vàng không quá 10%; giải huy chương Bạc không quá 20% ; huy chương Đồng không quá 40%. |
Nhận xét: Điểm mới của dự thảo là học sinh đoạt giải được tặng huy chương Vàng, huy chương Bạc, huy chương Đồng thay cho giải nhất, nhì, ba, khuyến khích. Và tỷ lệ xếp giải tính trên tổng số dự án dự thi theo từng lĩnh vực dự thi không quá 70%. Trong đó: huy chương Vàng không quá 10%; giải huy chương Bạc không quá 20% ; huy chương Đồng không quá 40%. |
Tài liệu tham khảo:
https://giaoduc.net.vn/bo-gddt-lay-y-kien-du-thao-quy-che-hoi-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-post239203.gd
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/thong-tu-38-2012-tt-bgddt-quy-che-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-hoc-sinh-150866.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-32-2017-TT-BGDDT-sua-doi-Thong-tu-38-2012-TT-BGDDT-Quy-che-thi-nghien-cuu-khoa-hoc-373110.aspx