Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Ngành 700 thí sinh nhập học, ngành được 9 SV

03/01/2024 06:34
Mạnh Đoàn
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Ngành Công nghệ Sợi, Dệt của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có năm chỉ 5-9 sinh viên nhập học.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên website của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội chỉ hiển thị báo cáo ba công khai của năm học 2022-2023.

Ngành Công nghệ may có thế mạnh hơn ngành Công nghệ Sợi, Dệt

Qua thống kê số liệu, ngành Công nghệ Sợi, Dệt và Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng nhập học thấp, đồng thời giảng viên cơ hữu của những ngành này cũng thấp.

Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đức - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho hay, đối với ngành Công nghệ Sợi, Dệt, năm 2020, 2021 và 2022 đều có chỉ tiêu tuyển sinh là 20 và số lượng sinh viên nhập học tương ứng là 5, 9 và 8.

Chỉ tiêu tuyển sinh, điểm trúng tuyển và số sinh viên nhập học của ngành Công nghệ Sợi, Dệt năm 2021 và 2022 của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Ảnh: cắt màn hình)

Chỉ tiêu tuyển sinh, điểm trúng tuyển và số sinh viên nhập học của ngành Công nghệ Sợi, Dệt năm 2021 và 2022 của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Ảnh: cắt màn hình)

Tiến sỹ Nguyễn Văn Đức cho hay, năm 2023, nhà trường tuyển được 40 sinh viên ngành Công nghệ Sợi, Dệt. Lý giải nguyên nhân ngành Công nghệ Sợi, Dệt có chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên nhập học thấp thì nhà trường có khó khăn trong việc bố trí giảng viên, đào tạo hay không thì thầy Đức thông tin, với chiến lược là cung cấp nhân lực cốt lõi phủ kín chuỗi sản xuất dệt may trong tất cả các phân ngành Sợi – Dệt – Nhuộm – May và các dịch vụ kèm theo như sửa chữa thiết bị, bảo trì thiết bị, merchandiser, marketing, thương mại điện tử nên nhà trường vẫn duy trì lớp đối với ngành Công nghệ Sợi, Dệt.

Giảng viên giảng dạy ngành công nghệ Sợi, Dệt còn tham gia giảng dạy các học phần liên quan ở các ngành Công nghệ May, Quản lý Công nghiệp, Thiết kế Thời trang.

"Bên cạnh đó, giảng viên khoa Công nghệ Sợi Dệt còn đào tạo nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ cho doanh nghiệp cũng như tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp trường… nên cơ bản không khó khăn gì trong bố trí công việc", Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Trong khi ngành công nghệ Sợi, Dệt có chỉ tiêu tuyển sinh và số sinh viên nhập học thấp thì ngành Công nghệ may lại có số lượng về hai tiêu chí trên lớn hơn rất nhiều.

Cụ thể, năm 2020, 2021, 2022, trường có chỉ tiêu lần lượt là 760, 720 và 650 thì số thí sinh nhập học là 616, 704 và 651.

Chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên nhập học của ngành Công nghệ May trong 2 năm 2021 và 2022. (Ảnh: cắt màn hình)

Chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên nhập học của ngành Công nghệ May trong 2 năm 2021 và 2022. (Ảnh: cắt màn hình)

Trả lời về sự chênh lệch trên, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đức cho hay, đặc thù ngành Công nghệ may và ngành Công nghệ Sợi, Dệt rất khác biệt về công nghệ và phân bố doanh nghiệp theo vùng miền.

Về mặt công nghệ, lĩnh vực Sợi, Dệt mức độ tự động hóa được áp dụng rất mạnh mẽ do đặc thù sản phẩm có tính ổn định cao.

Trong khi đó lĩnh vực may mặc thì mức độ tự động hóa thấp hơn do đặc điểm sản phẩm may mặc có tính thời trang, thay đổi nhanh rất khó áp dụng tự động hóa.

Bên cạnh đó, trong tổng số 1,8 triệu lao động công nghiệp của ngành Dệt may, nhân lực của ngành Công nghệ may chiếm tới 83%.

"Điều này đồng nghĩa, nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành Công nghệ may lớn hơn gấp nhiều lần nhu cầu nhân lực của ngành Sợi, Dệt. Vì vậy, nhà trường tuyển sinh ngành Công nghệ may với số lượng lớn hơn và sinh viên nhập học cũng nhiều hơn", Tiến sỹ Nguyễn Văn Đức - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Ngành ít sinh viên nhập học thì giảng viên được bố trí thêm việc

Đối với đào tạo trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, hai ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí và Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có chỉ tiêu tuyển sinh, nhập học khá thấp.

Chỉ tiêu tuyển sinh và số sinh viên nhập học của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trong năm 2021, 2022. (Ảnh: cắt màn hình)

Chỉ tiêu tuyển sinh và số sinh viên nhập học của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trong năm 2021, 2022. (Ảnh: cắt màn hình)

Cụ thể, năm 2021, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có 20 chỉ tiêu (hai phương thức xét tuyển) nhưng chỉ có 15 sinh viên nhập học, đến năm 2022 chỉ tiêu tuyển sinh ngành này tăng lên 30 nhưng chỉ có 10 sinh viên nhập học.

Với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử vào năm 2021 có 20 chỉ tiêu tuyển sinh thì có 22 sinh viên nhập học. Đến năm 2022 có 30 chỉ tiêu thì có 35 em nhập học.

Về số liệu 2 ngành đào tạo trên cũng như ngành Công nghệ Sợi, Dệt có số lượng sinh viên nhập học thấp, số lượng giảng viên ít (chỉ khoảng 11-12 thầy cô) khiến phóng viên băn khoăn họ có được đảm nhận nhiệm vụ gì khác ngoài giảng dạy?

Giảng viên ngành Công nghệ Sợi, Dệt cùng ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có số lượng giảng viên từ 11-12 người. (Ảnh: cắt màn hình)

Giảng viên ngành Công nghệ Sợi, Dệt cùng ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có số lượng giảng viên từ 11-12 người. (Ảnh: cắt màn hình)

Trả lời câu hỏi trên, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, số lượng giảng viên trên là giảng viên cơ hữu của ngành đào tạo, ngoài các học phần chuyên ngành thì giảng viên còn giảng dạy các học phần liên quan cho các ngành đào tạo khác trong trường, như giảng dạy cho ngành Công nghệ may.

"Mặt khác, hằng năm, các khoa này còn có nhiệm vụ giảng các lớp bồi dưỡng cho doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học nên chưa có năm nào giảng viên bị thiếu khối lượng công việc", thầy Nguyễn Văn Đức thông tin.

Tại Đề án tuyển sinh năm 2022, số liệu 1 em học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là đang liên thông từ cao đẳng lên đại học.

Tại Đề án tuyển sinh năm 2022, số liệu 1 em học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là đang liên thông từ cao đẳng lên đại học.

Trong đề án tuyển sinh năm 2022, nhà trường thống kê (tính đến 31/12/2021), quy mô của ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chỉ là 1 sinh viên liên thông từ cao đẳng lên đại học.

Thông tin thêm về nội dung trên, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, sinh viên này học liên thông và học cùng với lớp chính quy; quy mô đào tạo đại học chính quy ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trong năm đó là 60 em.

Cách nhà trường gia tăng nguồn thu không từ học phí

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, vấn đề về nguồn thu là bài toán với nhiều trường đại học để không dồn áp lực lên học phí.

Tổng thu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong năm học 2022-2023 (ảnh chụp màn hình)

Tổng thu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong năm học 2022-2023 (ảnh chụp màn hình)

Chia sẻ về nội dung trên, thầy Nguyễn Văn Đức cho hay, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là một trong số ít trường đại học tự chủ có mô hình doanh nghiệp sản xuất hoạt động bên trong nhà trường, chứ không phải mô hình mô phỏng.

Mục đích chính của trung tâm sản xuất dịch vụ này là tạo môi trường để giảng viên nghiên cứu công nghệ mới, sinh viên được thực hành, thực tập như tại doanh nghiệp dệt may ở mức độ công nghệ hạng khá so với doanh nghiệp bên ngoài.

Để làm được điều này, trung tâm phải thực hiện việc nhận các đơn hàng gia công từ thị trường dệt may thế giới như doanh nghiệp sản xuất dệt may xuất khẩu,

"Trung tâm hoạt động tự chủ nên phần nguyên vật liệu tiết kiệm là nguồn vật tư thực hành cho sinh viên. Sinh viên thực tập tại trung tâm sẽ không phải di chuyển đến một nơi khác thực tập nên sẽ không tốn kém chi phí di chuyển, ăn ở trong thời gian thực tập.

Một phần hiệu quả sản xuất của trung tâm được chuyển về nhà trường, để cân đối tài chính trong đào tạo", thầy Đức nói.

Mạnh Đoàn