Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. |
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/6 bình luận, trong lúc quan hệ Trung - Việt đang khủng hoảng sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV) thì việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Tiến sĩ Trần Công Trục: Ông Dương Khiết Trì sẽ nói gì?
(GDVN) - Quan trọng nhất khi đối thoại, đàm phán với Trung Quốc là Việt Nam cần tiếp tục ngọn cờ độc lập tự chủ, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.
Sở dĩ tờ báo này gọi chuyến đi Việt Nam của ông Trì là "lặng lẽ" là vì mặc dù hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác Việt - Trung là hoạt động thường niên nhưng nó diễn ra trong thời điểm nhạy cảm và cả 2 bên đều không chính thức tuyên bố về sự kiện này, Đa Chiều gọi đó là "động thái hiếm thấy" so với cách làm trước đây.
Dẫn lời giới phân tích tờ báo cho biết, Dương Khiết Trì sang Việt Nam lúc này cho thấy tính chất căng thẳng của cuộc đối thoại, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam vừa phải nỗ lực giải quyết căng thẳng, nhưng đồng thời cũng cần tránh "những phản ứng quá mạnh từ dư luận trong nước".
Lâu nay Bắc Kinh vẫn tuyên truyền (xuyên tạc, bịa đặt) rằng họ có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, và (vu cáo) Việt Nam đưa tàu "quấy rối" các hoạt động của giàn khoan 981 khiến người dân Trung Quốc (hiểu lầm, bị lừa) cảm thấy bức xúc. Thậm chí họ được tuyên truyền rằng Việt Nam đang "xâm lược" Trung Quốc?!
Vụ việc một số đối tượng lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 để gây rối với 1 số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam trừng trị nghiêm khắc lại trở thành đề tài để truyền thông Trung Quốc ra sức vu cáo, bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam dẫn đến một số nhận thức méo mó trong suy nghĩ của một bộ phận người dân Trung Quốc thiếu thông tin - PV.
The Economist: "Đồng chí" ngày càng tồi tệ
(GDVN) - Vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam).
Vẫn với tư tưởng bành trướng nước lớn quen thuộc, Đa Chiều cho rằng Trung Quốc luôn có ưu thế tuyệt đối trong tương quan với Việt Nam kể cả về quân sự hay kinh tế, bởi vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây mới kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường mới, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Đa Chiều bình luận, từ chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa lôi kéo Việt Nam. Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981, Trung Quốc đã dùng cả trăm tàu, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay để uy hiếp Việt Nam, không những thế Bộ Ngoại giao và truyền thông nước này không ngừng bôi nhọ, vu cáo Việt Nam trên trường quốc tế để tạo cuộc chiến dư luận.
Tuy nhiên, do cục diện Hoa Đông lại tiếp tục nóng lên những ngày gần đây sau vụ Trung Quốc điều chiến đấu cơ Su-27 áp sát máy bay quân sự Nhật Bản, chiến hạm Bắc Kinh bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật Bản. Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì dù không thể giải quyết tận gốc vấn đề, nhưng có thể giảm căng thẳng và rủi ro trên Biển Đông "đề phòng thế lực bên ngoài can dự" và tránh cho Bắc Kinh tình huống "lưỡng đầu thọ địch", tập trung đối phó với Nhật Bản?!
Với những gì diễn ra trong tháng qua và biểu hiện ngoan cố tới cùng, khiêu khích của phía Trung Quốc và phản ứng quyết liệt của Việt Nam kể cả trên thực địa cũng như mặt trận đối ngoại và tuyên truyền, sẽ không có chuyện Việt Nam để ai đó "ép buộc và lôi kéo" như Đa Chiều bình luận.
Lãnh đạo của Việt Nam đã khẳng định rõ ràng, công khai, minh bạch rằng, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông, bao gồm cả biện pháp pháp lý. Việt Nam quyết không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó - PV.