La Phù hiện nay có 11 xóm nhưng do số người đông cho nên đã có nhiều xóm tách ra thành 2 xóm riêng như xóm Tiền Phong, Minh Khai... Và như thông lệ, vào đúng ngày 13 tháng Giêng âm lịch mỗi xóm lại chuẩn bị một con lợn để làm lễ tế Thành Hoàng Làng hay còn gọi là lễ rước “ông Lợn”.
Đình làng La Phù thờ đức Tam Lang Đại Vương lạc tướng từ thời vua Hùng Vệ Vương thứ VI đã có công dẹp giặc Xiêm. Sau này, đất nước có kẻ xâm lược, ông đều hiển linh giúp các Vua chiến thắng kẻ thù. Ông được Vua Lê đại hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong.
Theo tương truyền, lễ tế "ông Lợn" là để Thành Hoàng Làng khao quân sĩ. Để có những ông lợn đủ tiêu chuẩn tế thánh từ nhiều tháng trong năm, gia đình nào thuận hòa êm ấm khá giả ko có tang ma, ăn ở phúc đức, con cái phương trưởng mới được chọn để nuôi "ông Lợn" và sửa lễ tế.
Là một người dân được chứng kiến lễ rước “ông Lợn” từ ngày còn nhỏ ông Nguyễn Quang Chức, 67 tuổi, xóm Minh Khai (La Phù, Hoài Đức) chia sẻ: “Là một người dân của Làng La Phù tôi rất vinh dự và tự hào vì hàng năm làng tổ chức được một hội lệ làng để tưởng nhớ ơn đức vị tướng đánh thắng giặc Xiêm. Đây là lễ hội do ông cha ta để lại có từ mấy trăm năm trước. Không chỉ tôi mà toàn dân rất khấn khởi vì được địa phương duy trì và phát huy trong nhiều năm qua”.
Về đêm, trên các đường làng đều lung linh bởi đèn cờ treo đầy trước ngõ. Không khí lễ hội tràn ngập mọi nhà. Niềm vui nở trên nét mặt từng người dân La Phù khi người dân tấp nập đi rước “Ông Lợn”. Nhưng ý nghĩa lớn nhất của lễ hội này là dạy người ta tính cộng đồng, vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt từ ngàn xưa và bài học về lòng tin trong sáng.
|
Đúng 12 giờ trưa ngày 12/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), lễ tế Thành Hoàng làng bắt đầu được thực hiện. Người dân trong làng đến thắp hương khấn vái trong đền làng La Phù. |
|
Như thông lệ, vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch mỗi xóm lại chuẩn bị một con lợn để làm lễ tế Thành Hoàng Làng hay còn gọi là lễ rước “ông Lợn”. Năm nay, cả làng có 17 “ông Lợn” được đưa vào đình. |
|
Bên cạnh việc phải chăm sóc cho những “ông Lợn” trước ngày tế lễ thì việc trang trí cần phải chú ý. “Trang trí cho “ông Lợn” không theo một quy chuẩn nhất định nào nhưng phải có sự hài hòa và đẹp mắt” – ông Nguyễn Quang Chức xóm Minh Khai I, xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ. |
|
Tại các xóm trong làng đều có bàn hương án được trang trí rất đẹp đặt trước mỗi kiệu “ông Lợn”. |
|
Từ hơn 5h tối, các đoàn rước “ông Lợn” ở các xóm xa đình đã bắt đầu xuất phát về khu vực gần đình làng hơn. |
|
Hai bên đường chính dẫn vào đình đều đông kín người đi rước “ông Lợn”. |
|
Tiếng trống, kèn, sáo, nhị… nhộn nhịp khắp mọi nẻo đường kiệu “ông Lợn” đi qua. |
|
Dù đoàn rước đã tập kết về khu vực đình làng La Phù từ lúc hơn 7h tối nhưng theo đúng nghi thức thì 9h tối mới có người nhận lễ. Vì vậy đoàn rước phải đợi phía ngoài đình. |
|
Các đoàn rước “ông Lợn” lần lượt được vào sân Đình rồi qua cổng tam quan để vào trong cung làm lễ tế. |
|
Lễ tế kết thúc vào khoảng 1 – 2h sáng hôm sau…Mọi người đều cầu mong những điều mauy mắn, tốt đẹp cho gia đình, làng xóm”. |
|
Lễ rước “ông Lợn” là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt ở La Phù. Đây được coi là lễ rước “ông Lợn” lớn nhất cả nước. |
TRẦN KHÁNG