Cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh hiếm gặp
Bé Khuê, con gái chị Hằng được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tối ngày 1/6 trong tình trạng suy hô hấp, phải thở máy. Nguyên nhân là do ống động mạch nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi vẫn mở trong khi đáng nhẽ phải đóng lúc trẻ chào đời. Hiện sức khỏe bé đã ổn định, bú tốt, có thể xuất viện vào tuần tới.
Mẹ kể, bé đẻ thường đủ tháng, nặng gần 3,4kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3, quan sát con, chị thấy bé thở không bình thường dù vẫn bú tốt, không quấy khóc.
"Thực ra lúc đưa con đi khám mình không hề nghĩ bệnh tình của con lại nguy hiểm đến như thế. Thấy không bình thường thì đưa đi thôi, thế mà lại hóa may, chứ để chậm vài hôm nữa thì nguy hiểm", chị Hằng nói.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, kết quả siêu âm tim cho thấy ống động mạch ở trẻ chưa đóng, đường kính 4mm. Ống này chỉ có vai trò trong giai đoạn bào thai. Khi trẻ sinh ra, có vòng tuần hoàn khác thì nó tự đóng lại, ngăn không cho máu đỏ sang bên máu đen. Một số trường hợp tự đóng sau 2-3 ngày.
Ở một số trẻ, ống này còn mở khiến máu đỏ chảy sang bên máu đen, dẫn đến trẻ bị suy hô hấp nặng. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non, tuy nhiên với những trẻ này nó có thể tự đóng lại, nếu không sang tuần tuổi thứ 2 can thiệp bằng thuốc cũng được. Trong khi đó, với những trẻ sinh đủ tháng, tình trạng này rất hiếm. Bên cạnh đó, tỷ lệ tự đóng cũng rất khó, và phải can thiệp càng sớm càng tốt. Nếu một tuần sau sinh mới dùng thuốc đóng ống thì hầu như không có tác dụng.
"Khi đó, trẻ phải mổ thông tim, ở nước ngoài họ có thể làm được điều này. Ở nước ta, việc can thiệp tim mạch trên trẻ sơ sinh nhỏ như vậy, lại đang bị suy hô hấp rất khó. Có bé không đợi được thậm chí tử vong. Vì thế, việc phát hiện thật sớm, chữa ngay là điều hết sức quan trọng, đơn giản, hiệu quả lại cao. Trong trường hợp này rất may mắn là người mẹ đã tinh ý, quan sát con kỹ để đưa con đi khám kịp thời", bác sĩ Dũng nói.
Việc dùng thuốc cũng có nguy cơ gây suy gan, thận nên trẻ được khám toàn diện xem có dùng thuốc được không. Có trẻ chỉ cần một liều thuốc là đóng ngay. Trường hợp này dùng đến 3 liều thuốc trong 3 ngày liên tiếp thì ống động mạch mới đóng. Bên cạnh đó, hằng ngày trẻ đều được theo dõi sát sao, kiểm tra chức năng gan, thận, đo lượng nước tiểu. Sau đó, trẻ thoát được thở ôxy.
"Với trẻ đẻ non, việc dùng thuốc đóng ống động mạch có thể cân nhắc về thời điểm. Nhưng với trẻ sinh đủ tháng, bị suy hô hấp thì phải đóng ống này luôn. Bỏ qua thời cơ vàng thì sẽ rất nguy hiểm", tiến sĩ Dũng nói
Bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ quan sát thấy con thở khác thường, mệt, bú kém, một số có thể bị tím tái... thì nên cho đi khám để trẻ được can thiệp kịp thời. Theo nhiều tài liệu, ở trẻ đủ tháng tỷ lệ còn ống động mạch là 57/100.000 ca sinh ra sống.
Bé Khuê, con gái chị Hằng được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tối ngày 1/6 trong tình trạng suy hô hấp, phải thở máy. Nguyên nhân là do ống động mạch nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi vẫn mở trong khi đáng nhẽ phải đóng lúc trẻ chào đời. Hiện sức khỏe bé đã ổn định, bú tốt, có thể xuất viện vào tuần tới.
Mẹ kể, bé đẻ thường đủ tháng, nặng gần 3,4kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3, quan sát con, chị thấy bé thở không bình thường dù vẫn bú tốt, không quấy khóc.
"Thực ra lúc đưa con đi khám mình không hề nghĩ bệnh tình của con lại nguy hiểm đến như thế. Thấy không bình thường thì đưa đi thôi, thế mà lại hóa may, chứ để chậm vài hôm nữa thì nguy hiểm", chị Hằng nói.
Dự kiến đầu tuần tới bé Khuê có thể được xuất viện. Ảnh: N.P. |
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, kết quả siêu âm tim cho thấy ống động mạch ở trẻ chưa đóng, đường kính 4mm. Ống này chỉ có vai trò trong giai đoạn bào thai. Khi trẻ sinh ra, có vòng tuần hoàn khác thì nó tự đóng lại, ngăn không cho máu đỏ sang bên máu đen. Một số trường hợp tự đóng sau 2-3 ngày.
Ở một số trẻ, ống này còn mở khiến máu đỏ chảy sang bên máu đen, dẫn đến trẻ bị suy hô hấp nặng. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non, tuy nhiên với những trẻ này nó có thể tự đóng lại, nếu không sang tuần tuổi thứ 2 can thiệp bằng thuốc cũng được. Trong khi đó, với những trẻ sinh đủ tháng, tình trạng này rất hiếm. Bên cạnh đó, tỷ lệ tự đóng cũng rất khó, và phải can thiệp càng sớm càng tốt. Nếu một tuần sau sinh mới dùng thuốc đóng ống thì hầu như không có tác dụng.
"Khi đó, trẻ phải mổ thông tim, ở nước ngoài họ có thể làm được điều này. Ở nước ta, việc can thiệp tim mạch trên trẻ sơ sinh nhỏ như vậy, lại đang bị suy hô hấp rất khó. Có bé không đợi được thậm chí tử vong. Vì thế, việc phát hiện thật sớm, chữa ngay là điều hết sức quan trọng, đơn giản, hiệu quả lại cao. Trong trường hợp này rất may mắn là người mẹ đã tinh ý, quan sát con kỹ để đưa con đi khám kịp thời", bác sĩ Dũng nói.
Việc dùng thuốc cũng có nguy cơ gây suy gan, thận nên trẻ được khám toàn diện xem có dùng thuốc được không. Có trẻ chỉ cần một liều thuốc là đóng ngay. Trường hợp này dùng đến 3 liều thuốc trong 3 ngày liên tiếp thì ống động mạch mới đóng. Bên cạnh đó, hằng ngày trẻ đều được theo dõi sát sao, kiểm tra chức năng gan, thận, đo lượng nước tiểu. Sau đó, trẻ thoát được thở ôxy.
"Với trẻ đẻ non, việc dùng thuốc đóng ống động mạch có thể cân nhắc về thời điểm. Nhưng với trẻ sinh đủ tháng, bị suy hô hấp thì phải đóng ống này luôn. Bỏ qua thời cơ vàng thì sẽ rất nguy hiểm", tiến sĩ Dũng nói
Bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ quan sát thấy con thở khác thường, mệt, bú kém, một số có thể bị tím tái... thì nên cho đi khám để trẻ được can thiệp kịp thời. Theo nhiều tài liệu, ở trẻ đủ tháng tỷ lệ còn ống động mạch là 57/100.000 ca sinh ra sống.
Theo Vnexpress