Sau khi ăn thịt cóc, 3 bé gái có biểu hiện mệt, nôn ói liên tục. Các bác sĩ xác định, các em này bị ngộ độc do ăn phải da, gan, trứng con cóc chứa chất độc Bufotoxin.
Ngày 17.8, khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu cho 3 bé gái là L.T.K.N (6 tuổi), L.T.T.Q (9 tuổi) và P.T.CT (9 tuổi, đều ngụ tại xã Phú Mỹ, Tân Phước, Tiền Giang) bị ngộ độc do ăn thịt cóc.
Được biết, chiều 15.8, khi người nhà đi vắng, 3 bé gái đang chơi thì phát hiện một con cóc và hùa nhau bắt để làm thịt. Sau khi bắt được cóc, bé N. chiên lên chia cho Q. và T. cùng ăn. Khoảng một giờ sau khi ăn, cả 3 bé đều than mệt, nôn ói. Đến 21 giờ tối cùng ngày, 3 bé được chuyển gấp lên BV Nhi đồng 1.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Phó khoa Cấp cứu, BV Nhi đồng 1 cho biết, 3 bé nhập viện trong tình trạng mệt, đừ, nôn ói, nhịp tim chậm. Trong đó, bé Q. bị nặng nhất phải chích thuốc điều trị chậm nhịp tim nhiều lần. Hiện các bé đều đã qua cơn nguy kịch và vẫn được theo dõi tình trạng sức khỏe tại BV.
Bác sĩ Phương cũng cho biết, BV vẫn thường tiếp nhận những ca cấp cứu do ngộ độc thịt cóc, có nhiều trường hợp chuyển đến trong tình trạng bị ngất, nhịp tim quá chậm phải đặt máy tạo nhịp.
“Thịt cóc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng phụ huynh cần lưu ý khi làm thịt phải cẩn thận, tránh để vỡ trứng, bể gan dính vào thịt gây nguy hiểm cho trẻ”, bác sĩ Phương khuyến cáo.
Ngày 17.8, khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu cho 3 bé gái là L.T.K.N (6 tuổi), L.T.T.Q (9 tuổi) và P.T.CT (9 tuổi, đều ngụ tại xã Phú Mỹ, Tân Phước, Tiền Giang) bị ngộ độc do ăn thịt cóc.
Được biết, chiều 15.8, khi người nhà đi vắng, 3 bé gái đang chơi thì phát hiện một con cóc và hùa nhau bắt để làm thịt. Sau khi bắt được cóc, bé N. chiên lên chia cho Q. và T. cùng ăn. Khoảng một giờ sau khi ăn, cả 3 bé đều than mệt, nôn ói. Đến 21 giờ tối cùng ngày, 3 bé được chuyển gấp lên BV Nhi đồng 1.
Làm thịt cóc phải rất cẩn thận. Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Phó khoa Cấp cứu, BV Nhi đồng 1 cho biết, 3 bé nhập viện trong tình trạng mệt, đừ, nôn ói, nhịp tim chậm. Trong đó, bé Q. bị nặng nhất phải chích thuốc điều trị chậm nhịp tim nhiều lần. Hiện các bé đều đã qua cơn nguy kịch và vẫn được theo dõi tình trạng sức khỏe tại BV.
Bác sĩ Phương cũng cho biết, BV vẫn thường tiếp nhận những ca cấp cứu do ngộ độc thịt cóc, có nhiều trường hợp chuyển đến trong tình trạng bị ngất, nhịp tim quá chậm phải đặt máy tạo nhịp.
“Thịt cóc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng phụ huynh cần lưu ý khi làm thịt phải cẩn thận, tránh để vỡ trứng, bể gan dính vào thịt gây nguy hiểm cho trẻ”, bác sĩ Phương khuyến cáo.
Theo Thanh Niên