Vụ học trò cãi tay đôi với thầy: Nên mở "lối thoát" cho học viên Công

25/04/2012 13:10
Phạm Thanh Phong
(GDVN) - Việc học trò Công say rượu, lớn tiếng với thầy chỉ là lần đầu. Mà đời người ai chẳng có đôi lần sai phạm. Vì thế, nên mở ra tấm lòng nhân ái đối với học viên này. Đây sẽ là phương pháp tốt để giúp học viên Công có những suy nghĩ, hành động tốt hơn. Dân gian đã từng nói: "Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại".
Vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam có đăng tải clip sinh viên Lê Trần Công, học viên lớp cao học SPKT- ĐH Bách Khoa đấu khẩu với thầy giáo ngay trên giảng đường. Clip nhận được nhiều sự đánh gía của dư luận, cho rằng hành động của học viên Công là vô lễ, thiếu giáo dục. Bên cạnh đó, Tòa soạn cũng nhận được một bức thư từ phía độc giả nêu ra quan điểm nên giảm hình phạt cho học sinh Công:

Thứ 4 ngày 18/4/2012, tại lớp cao học do PGS.TS Vũ Văn Yêm là cán bộ giảng dạy tại bộ môn Hệ thống viễn thông, Viện Điện tử - Viễn thông giảng dạy và học viên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng giảng viên trong đoạn clip là Lê Trần Công, học viên lớp cao học lớp sư phạm kỹ thuật điện tử.

Tôi đã theo dõi clip học viên Lê Trần Công “đấu khẩu” với thầy giáo của mình trên. Và cũng được biết thông tin từ GS.TS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội khi trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam: “Tôi đã triệu tập một cuộc họp gấp và trong thời gian tới nhà trường sẽ có quyết định đình chỉ học tập đối với học viên này...". 

Nhưng liệu đây có là giải pháp tốt nhất với học viên Công?

Được biết, học viên Lê Trần Công cũng là một nhà giáo, hiện đang là trưởng một bộ môn tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Như vậy, chắc chắn anh ta đã nhận thức được sự việc cũng như hành động sai phạm của chính mình. Điều đó thê hiện qua việc học viên Công đã lên tiếng xin lỗi thầy Yêm.

GS.TS Nguyễn Trọng Giảng đã cung cấp bản tường trình của học viên Lê Trần Công gửi Viện đào tạo sau đại học và thầy Vũ Văn Yêm ghi ngày 20/4/2012. Trong đó, học viên Công đã viết: "...Xin lỗi thầy giáo và Viện đào tạo sau đại học do ngày thứ 4 ngày 18/4/2012 em đã có uống rượu say vào lớp học do thầy Vũ Văn Yêm giảng. Trong quá trình học thì do em say quá nên đã có cử chỉ và lời nói không phù hợp với học viên...".

Đồng thời học viên Công cũng nhắn tin xin lỗi thầy Yêm cũng với nội dung: "Em là Công học viên lớp sư phạm kỹ thuật. Em thành thật xin lỗi thầy vì tối hôm qua em say rượu nên không làm chủ được mình, em đã làm phiền thầy, em rất hối hận và mong thầy tha lỗi cho em...".

Bằng sự hối cải kịp thời, học viên Công đã chủ động xin lỗi thầy chu đáo. Như vậy, ngoài hình phạt, cần có sự “khoan hồng” và hướng học viên Công đến chân lý, đó mới là giáo dục. Theo tôi, mọi mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ phải được giải quyết tại cơ sở, có lý có tình. 

Đơn tường trình của học viên Lê Trần Công
Đơn tường trình của học viên Lê Trần Công


Nguyên nhân của việc học Công cư xử không phải với thầy giáo là do anh ta uống nhiều rượu không kiểm soát được bản thân, đồng thời không ý thức được việc mình làm. Như vậy, đây là nguyên chủ quan, đáng khiển trách nhưng có thể xem xét giảm mức độ hình phạt. Hơn nữa, việc học trò Công say rượu, lớn tiếng với thầy chỉ là lần đầu. Mà đời người ai chẳng có đôi lần sai phạm. Như thế nên mở ra tấm lòng nhân ái đối với học viên này. Đây sẽ là phương pháp tốt để giúp học viên Công có những suy nghĩ, hành động tốt hơn. Dân gian đã từng nói: "Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại".

Như chúng ta đã biết, Lê Trần Công cũng đang một nhà giáo, trưởng một bộ môn tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội. Như vậy, xét cho thấy “tiểu sử” của học viên Công đã được kiểm nghiệm, cũng không phải là “đen tối”. Anh ta đã từng đứng trên bục giảng thì chắc rằng học viên Công là người có tri thức, ít nhiều hiểu được như thế nào là lễ nghĩa thầy trò.

Trong cuộc sống, một sự việc xảy ra chưa thể hiện hết được bản chất của vấn đề. Vì vậy, một hành động chưa đúng mực của học viên Công cũng chưa thể quy anh ta thành con người xấu hay tốt. Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đều phải có nguyên nhân, diễn biến của nó. Vì thế, chúng ta có nên xem xét lại câu chuyện này khi nhìn nhận từ hai phía của một sự việc hay không? Và tìm ra nguyên nhân vì sao học viên Công lại có thái độ gay gắt như vậy, sau đó hãy quy xét hình phạt.
Trong thời buổi hiện đại, cái "tôi" cá nhân phát triển mạnh. Trong môi trường giáo dục, phản biện trí tuệ và phản biện vô văn hóa nhiều khi là một ranh giới mong manh. Tôi tìn rằng, sau clip học viên Công “bật” thầy giáo đã được "phanh phui" trên mạng, cùng với việc dư luận phản đối, học viên Công đã tự nhận ra lỗi lầm của mình để biết cách cư xử sao cho trọn lễ nghĩa. 

Thế thì tại sao lại không để cho học viên Công một con đường mở, bằng cách giảm hình phạt. Ban Giám hiệu nhà trường có thể ra quyết định cảnh cáo cảnh cáo, hoặc đình chỉ 1 năm học tập. Trong thời gian đó, học viên Công sẽ nhận ra những sai phạm, chỉnh đốn lại ý thức. Còn hình phạt đình chỉ vĩnh viễn học sinh Công, tôi nghĩ không nhất thiết và quá nặng nề.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sinh viên ĐH Ngoại thương bị đi đẩy xe lăn tại Singapore?

Nữ sinh đánh bạn tại công viên Tuổi trẻ vì... xích mích tình cảm

Người đương thời Đỗ Việt Khoa bàn về vụ "học trò cãi thầy"

Đáp án đề thi Đại học năm 2011 (môn Địa lý)

Ở thời nào, “tôn sư trọng đạo” phải được coi trọng

Tin nóng: HS lớp 11 tự tử vì tình; Học viên "tố" thầy chấm thi sai

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng



Phạm Thanh Phong