Năm 2011, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu, Trung Quốc đi qua kênh đào Panama |
Tờ "San Francisco Chronicle" Mỹ ngày 25 tháng 12 đăng bài viết "Vận chuyển hàng hóa bờ biển phía tây nước Mỹ không thông suốt, buộc phải làm cho Mỹ mở sân sau cho Trung Quốc".
Bài viết cho rằng, Thượng Hải là đô thị quốc tế lớn với 23 triệu dân, bản thân thành phố này đã là một cảng quan trọng, hiện đã trở thành trung tâm thương mại trên biển sầm uất nhất thế giới. Nhưng, mục tiêu của Trung Quốc hầu như không chỉ giới hạn ở bờ tây Thái Bình Dương.
Được biết, tuần này Nicaragua bắt đầu thi công kênh đào dài đến 172 dặm Anh, trị giá 50 tỷ USD, công trình này do Công ty TNHH đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua Hồng Kông tài trợ.
Một khi kênh đào Nicaragua làm xong, chắc chắn sẽ trở thành một mối đe dọa lớn của các cảng bờ biển phía tây nước Mỹ, Trung Quốc cũng có thể dựa vào kênh đào Nicaragua để nâng cao vai trò ảnh hưởng ở Mỹ Latinh.
Theo bài báo, hiện nay cảng biển ở bờ tây nước Mỹ đã đối mặt với vấn đề vận chuyển hàng hóa không thông suốt và cạnh tranh quyết liệt. Rất nhiều hàng hóa ứ đọng ở Oakland, Long Beach và Seattle, thiết bị lỗi thời, công việc hiệu quả thấp và bãi công không ngừng của công nhân cũng làm cho cảng biển của Mỹ không chịu nổi, tắc nghẽn giao thông càng làm cho công tác cảng biển họa vô đơn chí.
Năm 2011, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu, Trung Quốc đi qua kênh đào Panama |
Thông qua vận tải đường biển đến cảng biển phía tây, rồi chuyển sang dùng đường sắt vận chuyển hàng hóa là phương thức thường dùng nhất của các nhà chế tạo châu Á, nhưng điều này tuyệt đối không phải là thứ duy nhất.
Theo thống kê của "The Economist" Anh, thông qua kênh đào Panama do Mỹ xây dựng, hàng hóa đã được vận chuyển từ Thượng Hải đến New York cần thời gian 26 ngày, trong khi đó thông qua vận chuyển đường sắt đến bang California chỉ cần 21 ngày, mặc dù chi phí cao hơn.
Ngoài ra, mở rộng kênh đào Panama cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn khách của cảng bờ biển phía tây nước Mỹ. Sau khi mở rộng, kênh đào Panama sẽ cho phép nhiều tàu hơn đi qua và gây ra cạnh tranh quyết liệt với cảng biển phía đông và cảng biển ở vịnh Mexico. Theo dự đoán, cảng biển ở vịnh Mexico đến lúc đó sẽ nhận được 70% hàng hóa nhập khẩu của Mỹ do cảng biển ở bờ tây hiện phụ trách, phân phối lại thị phần cảng biển.
Hơn nữa, kênh đào Nicaragua đang thi công cũng sẽ trở thành một trong những lựa chọn vận chuyển hàng hóa của các nhà chế tạo. Một khi làm xong con kênh này, tàu thuyền xuất phát từ bến tàu ở Thượng Hải có thể thông qua kênh đào Nicaragua hoặc kênh đào Panama sau mở rộng tới điểm đến, hoàn toàn bỏ qua cảng biển ở bờ tây.
Tóm lại, thời gian vận chuyển hàng hóa không thông suốt ở cảng biển bờ tây nước Mỹ càng dài thì nhà chế tạo càng có khả năng lựa chọn các con đường khác để hoàn thành vận tải.
Năm 2011, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu, Trung Quốc đi qua kênh đào Panama |