Trước câu hỏi này, trưởng BTC V-League 2012 Trần Duy Ly thừa nhận vấn đề doping hay sử dụng những chất gây nghiện trong bóng đá VN gần như vẫn chưa thể tìm được lời giải và nó đang khiến những nhà quản lý phải đau đầu.
* Bắt đầu từ năm 2008, VFF thành lập tiểu ban y học của và đưa chương trình kiểm tra chất gây nghiện ở các cầu thủ vào thực hiện. Vậy ở mùa giải 2012, khi đầu đầu tiên VPF điều hành giải thì sao, thưa ông?
- Khi VPF ra đời, chúng tôi chủ yếu tập trung và công tác điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp, quả thực vấn đề kiểm soát doping chúng tôi vẫn chưa thể tính tới, nhưng VPF cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của nó trong bóng đá. Vì vậy, chúng tôi chúng tôi sẽ phải kết hợp với VFF và các CLB, nhưng đây mới chỉ là vấn đề mà VPF đang tính tới, chứ chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, theo tôi để kiểm soát được tốt vấn đề này, trách nhiệm chính vẫn thuộc về VFF sau đó mới đến VPF.
* Như vậy, ở mùa giải 2012 vừa qua VPF đã không tiến hành kiểm tra doping hay những chất gây nghiện đối với các cầu thủ, một công việc mà VFF đã làm trong 4 năm qua?
- Như đã nói ở trên, khi VPF ra đời chúng tôi không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt nhất cho mọi thứ vì thời gian quá hạn hẹp. Bởi thế, ở mùa giải 2012 vừa qua, VPF đã không thể chú trọng tới vấn đề doping được, vì vậy chúng tôi chỉ dựa vào những thông tin trong giấy khám sức khỏe mà các CLB gửi lên từ đầu mùa giải.
* Ai cũng biết vấn đề doping trong thể thao luôn là mối lo ngại, vậy tại sao VPF có thể “ngó lơ” ở mùa giải vừa qua? Có vẻ như, ngoài yếu tố vì quỹ thời gian chuẩn bị, VPF còn gặp phải một trở ngại lớn nào đó?
- Đúng, ai cũng hiểu và đặt mối quan tâm doping lên hàng đầu, nhưng để thực hiện nó lại là câu chuyện rất phức tạp không chỉ riêng VN. Không phải VPF không quan tâm, nhưng chúng tôi có muốn thực hiện cũng rất khó làm, bởi để kiểm soát được vấn nạn này, chúng ta phải có sự đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí bỏ ra không hề nhỏ.
* Tiểu ban Y học của VFF đã hoạt động được 4 năm, nhưng công tác tiến hành kiểm tra chất gây nghiện chỉ được tiến hành rất hạn chế theo kiểu dóng lên hồi chuông cảnh báo chứ thực sự mang lại hiệu quả?
- Trên nguyên tắc, ở mỗi vòng đấu của V-League và giải hạng Nhất, tiểu ban Y học VFF trước đây đều tiến hành kiểm tra chất gây nghiện cho các cầu thủ. Khi đã quyết định lựa chọn trận đấu nào đó để làm xét nghiệm, tiểu ban Y học sẽ thông báo cho BTC giải và trong giờ giải lao giữa 2 hiệp đấu sẽ tổ chức bắt thăm VĐV sẽ phải kiểm tra nước tiểu, nhưng đây mới chỉ là kiểm tra một số chất gây nghiện, còn vấn đề doping nếu VĐV sử dụng rất khó để phát hiện. Mặt khác nếu gửi những mẫu này ra nước ngoài để xét nghiệm lại rất tốn kém, không dễ thực hiện.
* Để hạn chế và triệt tiêu toàn bộ tình trạng sử dụng doping, chất gây nghiện tại VN hiện nay, theo ông cần những điều kiện gì?
- Có thể nói, trước mắt chúng ta phải trông đợi vào ý thức cũng như tính tự giác của mỗi cầu thủ. Bóng đá VN hiện tại hay quá khứ, theo tôi không phải có những cầu thủ dính và những chất gây nghiện và để phát hiện được điều này, vai trò của lãnh đạo các đội bóng hết sức cần thiết. Nếu như họ trung thực khai báo, chúng tôi rất dễ xử lý, ngược lại nếu được “o bế” thì cậu chuyện hoàn toàn khác. Vậy nên, theo tôi vấn đề doping hay những chất gây nghiện trong bóng đá VN lúc này cần nhất là ý thức của mỗi cầu thủ và trách nhiệm của CLB.
* Bắt đầu từ năm 2008, VFF thành lập tiểu ban y học của và đưa chương trình kiểm tra chất gây nghiện ở các cầu thủ vào thực hiện. Vậy ở mùa giải 2012, khi đầu đầu tiên VPF điều hành giải thì sao, thưa ông?
- Khi VPF ra đời, chúng tôi chủ yếu tập trung và công tác điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp, quả thực vấn đề kiểm soát doping chúng tôi vẫn chưa thể tính tới, nhưng VPF cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của nó trong bóng đá. Vì vậy, chúng tôi chúng tôi sẽ phải kết hợp với VFF và các CLB, nhưng đây mới chỉ là vấn đề mà VPF đang tính tới, chứ chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, theo tôi để kiểm soát được tốt vấn đề này, trách nhiệm chính vẫn thuộc về VFF sau đó mới đến VPF.
Ông Ly cho rằng với BĐVN hiện nay, việc ngăn ngừa chất cấm phụ thuộc trước tiên vào ý thức các cầu thủ. Ảnh: V.S.I |
* Như vậy, ở mùa giải 2012 vừa qua VPF đã không tiến hành kiểm tra doping hay những chất gây nghiện đối với các cầu thủ, một công việc mà VFF đã làm trong 4 năm qua?
- Như đã nói ở trên, khi VPF ra đời chúng tôi không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt nhất cho mọi thứ vì thời gian quá hạn hẹp. Bởi thế, ở mùa giải 2012 vừa qua, VPF đã không thể chú trọng tới vấn đề doping được, vì vậy chúng tôi chỉ dựa vào những thông tin trong giấy khám sức khỏe mà các CLB gửi lên từ đầu mùa giải.
* Ai cũng biết vấn đề doping trong thể thao luôn là mối lo ngại, vậy tại sao VPF có thể “ngó lơ” ở mùa giải vừa qua? Có vẻ như, ngoài yếu tố vì quỹ thời gian chuẩn bị, VPF còn gặp phải một trở ngại lớn nào đó?
- Đúng, ai cũng hiểu và đặt mối quan tâm doping lên hàng đầu, nhưng để thực hiện nó lại là câu chuyện rất phức tạp không chỉ riêng VN. Không phải VPF không quan tâm, nhưng chúng tôi có muốn thực hiện cũng rất khó làm, bởi để kiểm soát được vấn nạn này, chúng ta phải có sự đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí bỏ ra không hề nhỏ.
* Tiểu ban Y học của VFF đã hoạt động được 4 năm, nhưng công tác tiến hành kiểm tra chất gây nghiện chỉ được tiến hành rất hạn chế theo kiểu dóng lên hồi chuông cảnh báo chứ thực sự mang lại hiệu quả?
- Trên nguyên tắc, ở mỗi vòng đấu của V-League và giải hạng Nhất, tiểu ban Y học VFF trước đây đều tiến hành kiểm tra chất gây nghiện cho các cầu thủ. Khi đã quyết định lựa chọn trận đấu nào đó để làm xét nghiệm, tiểu ban Y học sẽ thông báo cho BTC giải và trong giờ giải lao giữa 2 hiệp đấu sẽ tổ chức bắt thăm VĐV sẽ phải kiểm tra nước tiểu, nhưng đây mới chỉ là kiểm tra một số chất gây nghiện, còn vấn đề doping nếu VĐV sử dụng rất khó để phát hiện. Mặt khác nếu gửi những mẫu này ra nước ngoài để xét nghiệm lại rất tốn kém, không dễ thực hiện.
* Để hạn chế và triệt tiêu toàn bộ tình trạng sử dụng doping, chất gây nghiện tại VN hiện nay, theo ông cần những điều kiện gì?
- Có thể nói, trước mắt chúng ta phải trông đợi vào ý thức cũng như tính tự giác của mỗi cầu thủ. Bóng đá VN hiện tại hay quá khứ, theo tôi không phải có những cầu thủ dính và những chất gây nghiện và để phát hiện được điều này, vai trò của lãnh đạo các đội bóng hết sức cần thiết. Nếu như họ trung thực khai báo, chúng tôi rất dễ xử lý, ngược lại nếu được “o bế” thì cậu chuyện hoàn toàn khác. Vậy nên, theo tôi vấn đề doping hay những chất gây nghiện trong bóng đá VN lúc này cần nhất là ý thức của mỗi cầu thủ và trách nhiệm của CLB.
Thanh Ba (TT&VH)