Chiều qua (22/12), tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được một bức thư của một sinh viên Tây đã có 3 năm học tập tại Hà Nội. Những tâm sự của anh đau đáu về những thói xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Nhưng có lẽ, chua xót hơn là những dòng chữ kể về việc anh đã chứng kiến một người đàn ông khỏe mạnh trộm tiền của hai mẹ con người ăn xin bất hạnh.
"Một buổi chiều, tôi và một người bạn đi mua sắm trên đường Cầu Giấy (Hà Nội), bất chợt chúng tôi thấy một chiếc xe máy do một nam thanh niên điều khiển bị một chiếc taxi từ đằng sau vượt qua va phải. Nam thanh niên bị ngã xuống đường, nhưng chiếc ô tô đó không hề dừng lại mà phóng xe đi thẳng.
Điều đáng nói là trên đường phố có nhiều người qua lại nhưng không ai ra đỡ bạn nam đó dậy. Nhiều người đi qua còn ngoái lại nhìn, chỉ trỏ. Cũng may là bạn nam đó không bị thương nên đã tự đứng dậy được và đi tiếp.
Hãy thử nghĩ xem, nếu một ngày nào đó, bạn cũng gặp phải trường hợp tương tự mà những người xung quanh lại hờ hững, làm ngơ với bạn thì sẽ thế nào?.
Ảnh chỉ mang tính họa. |
Chưa hết, có điều tôi thường thấy trên đường phố đông người qua lại ở Việt Nam, nhiều người, đặc biệt là các bạn nam thanh niên đi xe máy, kẹp ba kẹp năm, lượn lách, đánh võng. Trước bao ánh mắt lo sợ cúa của mọi người, họ vẫn vô tư phóng nhanh vượt ẩu, thậm chí “trình diễn” những màn đi có một không hai.
Không biết tự bảo vệ cho tính mạng của chính mình đã đành, nhưng họ đừng đe dọa tới sự an toàn của những người khác như vậy chứ.
Rồi không ít lần khi đi ngoài đường, tôi tận mắt chứng kiến có nhiều người vì tham gia giao thông chưa đúng, hoặc vô ý va chạm với người cùng tham gia giao thông với mình liền bị họ mắng nhiếc bằng những câu nói rất thậm tệ, thậm chí là chửi rủa, đánh đập ngay giữa đường. Còn những người xung quanh thì chỉ đứng xem, rồi phán xét mà không hề có hành động can ngăn, góp ý.
Đàn ông khỏe mạnh lấy trộm tiền của hai mẹ con ăn xin
Có lẽ, trong suốt 3 năm học ở Việt Nam, tôi chưa thể nào quên được những hình ảnh tôi đã chứng kiến trong một buổi chiều tại điểm trung chuyển Long Biên (Hà Nội). Lượng người ở đây hôm đó khá đông đúc nhưng không khó để nhận ra hình ảnh tiều tụy, đáng thương của hai mẹ con đang ngồi một góc chờ những tấm lòng hảo tâm của người qua lại.
Người mẹ trẻ gầy gò, xanh xao, còn đứa con nhỏ tội nghiệp mới lên một tuổi nằm úp mặt vào lòng mẹ. Hình ảnh của mẹ con họ khiến cho những người chứng kiến không thể không động lòng. Người ta kéo đến, người cho hai nghìn đồng, người năm nghìn đồng, người lại cho đồ ăn, có người ngồi xuống hỏi han, động viên. Trong chiếc nón rách trước mặt hai mẹ con, có vài ba tờ tiền lẻ.
Người mẹ trẻ gầy gò, xanh xao, còn đứa con nhỏ tội nghiệp mới lên một tuổi nằm úp mặt vào lòng mẹ. Hình ảnh của mẹ con họ khiến cho những người chứng kiến không thể không động lòng. Người ta kéo đến, người cho hai nghìn đồng, người năm nghìn đồng, người lại cho đồ ăn, có người ngồi xuống hỏi han, động viên. Trong chiếc nón rách trước mặt hai mẹ con, có vài ba tờ tiền lẻ.
Bất ngờ, một người đàn ông khỏe mạnh tầm 40 tuổi mon men lại gần chiếc nón, anh ta ngồi xuống đấy, đưa tay vào trong nón, rồi nhanh chóng đi ra chỗ khác.
"Có lẽ anh ta thấy thương hoàn cảnh của hai mẹ con họ mà cho gì chăng?", tôi chợt nghĩ. Nhưng từ đâu đó vang lên một giọng nói của người lái xe ôm ở gần: “Này, trả nó tiền đi, mẹ con nhà nó có còn gì nữa đâu mà lấy. Trả nó đi”.
Ngay lập tức, mấy người xe ôm quanh đấy xúm lại, nhiều người cũng lại gần xem có chuyện gì xảy ra. Mấy người xe ôm liên tiếp bảo người đàn ông đó trả lại tiền cho hai mẹ con bất hạnh. Cả cô bán nước gần đấy cũng tiến lại, nhìn người đàn ông đó bằng ánh mắt tức giận, khó chịu và quát anh ta: “Trả lại tiền cho người ta. Không có lương tâm à?”.
Lúc này, người ta thấy người đàn ông mở lòng bàn tay phải ra, một đồng năm nghìn và một đồng hai nghìn đã cũ nằm rúm ró trong đó. Vứt tiền vào nón trả lại cho hai mẹ con người ăn xin, anh ta vội lẻn đi chỗ khác. Thì ra, đến mấy đồng tiền lẻ của hai mẹ con người ăn xin mà anh ta cũng lấy trộm.
"Có lẽ anh ta thấy thương hoàn cảnh của hai mẹ con họ mà cho gì chăng?", tôi chợt nghĩ. Nhưng từ đâu đó vang lên một giọng nói của người lái xe ôm ở gần: “Này, trả nó tiền đi, mẹ con nhà nó có còn gì nữa đâu mà lấy. Trả nó đi”.
Ngay lập tức, mấy người xe ôm quanh đấy xúm lại, nhiều người cũng lại gần xem có chuyện gì xảy ra. Mấy người xe ôm liên tiếp bảo người đàn ông đó trả lại tiền cho hai mẹ con bất hạnh. Cả cô bán nước gần đấy cũng tiến lại, nhìn người đàn ông đó bằng ánh mắt tức giận, khó chịu và quát anh ta: “Trả lại tiền cho người ta. Không có lương tâm à?”.
Lúc này, người ta thấy người đàn ông mở lòng bàn tay phải ra, một đồng năm nghìn và một đồng hai nghìn đã cũ nằm rúm ró trong đó. Vứt tiền vào nón trả lại cho hai mẹ con người ăn xin, anh ta vội lẻn đi chỗ khác. Thì ra, đến mấy đồng tiền lẻ của hai mẹ con người ăn xin mà anh ta cũng lấy trộm.
Một người đàn ông khỏe mạnh, lành lặn mà lại lấy tiền của hai mẹ con nghèo, bất hạnh, phải ngồi xin tiền từng ngày ở bến xe, đúng như lời người bán nước nói, liệu người đàn ông này còn có lương tâm không?
Chúng ta đang sống trong một cộng đồng thế nhưng không ít người lại vô cảm, thờ ơ với những người xung quanh mình. Dù chỉ là một vài người thôi nhưng tôi e rằng rất có thể vì một vài người vô lương tâm như người đàn ông ăn trộm tiền của người ăn xin kia sẽ làm mòn đi những hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế".
Kinda (Thu Thủy ghi)