Nhiều HSSV tỉnh Bạc Liêu được quỹ BHYT thanh toán với chi phí điều trị lớn

17/10/2022 13:33
Trà Ngọc
GDVN- Năm học 2021-2022, quỹ BHYT đã thanh toán trên 67.572 lượt khám chữa bệnh BHYT cho HSSV trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tuyên truyền đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

Từ lợi ích thiết thực, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Bạc Liêu có 208/208 trường có học sinh tham gia bảo hiểm y tế đạt tỉ lệ 100%. Tổng số học sinh của toàn tỉnh là 137.666 em, trong đó có 33.545 em được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng khác, có 93.152 em tham gia bảo hiểm y tế học sinh tại trường, tổng số học sinh có thẻ bảo hiểm y tế đạt tỉ lệ 92,03%.

Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên là một trong những chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.

Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên là một trong những chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.

Tính hết 31/5/2022 toàn tỉnh Bạc Liêu còn 7,93% tương ứng 10.969 em vẫn còn chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Theo Luật Bảo hiểm y tế quy định học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có chế tài cụ thể đối với nhóm học sinh sinh viên khi không tham gia bảo hiểm y tế.

Do đó, các cơ sở giáo dục chỉ tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, trừ điểm rèn luyện khi học sinh, sinh viên không tham gia, chưa có biện pháp ràng buộc nên dẫn đến tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế chưa đồng đều giữa các trường.

Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế học sinh sinh, viên nói riêng còn nhiều hạn chế, vẫn coi đây là chính sách tự nguyện. Một số bộ phận còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc chỉ tham gia bảo hiểm y tế khi mắc bệnh cần phải điều trị.

Riêng đối với đối tượng học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng mới thoát khỏi khó khăn theo quy định và một số học sinh sinh viên thuộc đối tượng mới thoát nghèo, cận nghèo nên không được ngân sách đóng toàn bộ, vì vậy số tiền đóng bảo hiểm y tế cao hơn, dẫn đến việc không tích cực tham gia bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn và học sinh, sinh viên có thời gian học trực tuyến kéo dài nên việc tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế.

Thực tế cho thấy, khi tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên không chỉ đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh khi các em chẳng may bị ốm đau, bệnh tật, mà các em còn có thêm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại hệ thống y tế nhà trường, thực hiện từ nguồn quỹ Bảo hiểm y tế trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe cho các nhà trường.

Học sinh, sinh viên là đối tượng tập trung, có hiểu biết và nhận thức xã hội cao nên dễ quản lý và huy động tham gia bảo hiểm y tế hơn đối tượng khác. Để nâng cao tỉ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế cần có nhiều giải pháp khác nhau.

Tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên góp phần chia sẻ gánh nặng kinh tế với các phụ huynh học sinh trong việc chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi các em học sinh, sinh viên không may gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật.

Năm học 2021-2022, quỹ Bảo hiểm y tế đã thanh toán trên 67.572 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng.

Năm học 2021-2022, quỹ Bảo hiểm y tế đã thanh toán trên 67.572 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng.

Năm học 2021-2022, quỹ Bảo hiểm y tế đã thanh toán trên 67.572 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng.

Nhiều trường hợp học sinh, sinh viên mắc bệnh đã được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán với chi phí điều trị lớn như: Em Lâm Hưng Khang, học sinh Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm (thuộc địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả số tiền là 532 triệu đồng; Em Võ Tấn Phát, học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám (thuộc địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả số tiền là 228 triệu đồng; Em Trần Thị Ngọc Quý, học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực (thuộc địa bàn thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả số tiền là 162 triệu đồng; Em Trần Thị Trà My, học sinh Trường Tiểu học Phan Bội Châu (thuộc địa bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả số tiền là 114 triệu đồng...

Hơn thế nữa, khi tham gia bảo hiểm y tế, học sinh sinh viên có thêm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại hệ thống y tế nhà trường, thực hiện từ nguồn quỹ Bảo hiểm y tế trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe cho các nhà trường để các trường thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh sinh viên từ việc hướng dẫn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh tật, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện sơ cứu tai nạn, ốm đau đột xuất.

Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên sẽ là quyền lợi thiết thực quan trọng đối với các em và gia đình, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay và giúp các em được tiếp cận, thụ hưởng những lợi ích từ hệ thống an sinh xã hội.

Trước đó, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu cũng đã phát động phong trào thi đua bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2022-2023, hướng đến mục tiêu bao phủ 100% bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên vào cuối năm học.

Những điều cần biết về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Người tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên bao gồm tất cả học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia, trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm đối tượng khác theo quy định.

Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên: Bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh tự đóng 70%.

Học sinh, sinh viên được lựa chọn phương thức đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng tại trường học và các cơ sở giáo dục, đào tạo nơi học sinh, sinh viên đang theo học.

“Vì sức khỏe con em, vì tương lai đất nước, các em học sinh, sinh viên hãy tích cực tham gia bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn”.

Trà Ngọc