Số tiền 5.190 tỷ của Trần Ngọc Bích đã bị Ngân hàng Xây Dựng chuyển ra khỏi tài khoản không có chứng từ.
Đến khi Bích sử dụng số tiền này để trả nợ thì Ngân hàng Xây dựng trì hoãn không giải quyết, không nói rõ lý do, dấu các thông tin về khoản tiền đã bị chuyển đi ...
Tại phiên tòa các bị cáo cho rằng đây là số tiền Trần Ngọc Bích cho Phạm Công danh vay, Bích biết và đồng thuận với việc Ngân hàng Xây Dựng tự ý chuyển tiền, Ngân hàng cho các bị cáo nợ chứng từ ...
Thậm chí có bị cáo khai sự đồng thuận của Bích thể hiện qua lời người khác (?).
Nghị quyết do Phạm Công Danh ký. |
Sau khi chứng minh có một số chứng từ đã bị viết thêm để bác bỏ việc nhận lãi vượt trần theo lời khai của các bị cáo, Trần Ngọc Bích đã đưa ra chứng cứ quan trọng để chứng minh lời khai của các bị cáo về khoản tiền gửi 5.190 tỷ là không có cơ sở.
Ngân hàng dấu thông tin?
Theo lời khai của Trần Ngọc Bích, ngày 21.4.2014, các hợp đồng vay của nhóm Trần Ngọc Bích đến hạn, Bích đến Ngân hàng Xâ Dựng gửi ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng dùng 5.190 tỷ đồng trên tài khoản tiền gửi của Bích để tất toán các hợp đồng vay.
Ngân hàng nói là vì đang bị thanh tra kiểm tra, nên chưa thực hiện yêu cầu của Bích, hẹn Bích ngày 22.4.2014 lên Ngân hàng giải quyết.
Theo lời hẹn, ngày 22.4.2014, khi Trần Ngọc Bích đến Ngân hàng Xây Dựng giải quyết, thì Ngân hàng thông báo số tiền trong tài khoản của Bích không thể tất toán cho các hợp đồng vay theo yêu cầu, nhưng Ngân hàng không nêu rõ nguyên nhân việc không thể tất toán.
Đồng thời, Ngân hàng chủ động cam kết với Trần Ngọc Bích bằng Biên bản ngày 22.4.2014.
Điều bất ngờ là Biên bản này được lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây Dựng, trong đó có Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương.
Nghị quyết do Phạm Công Danh ký ban hành. Nội dung biên bản và Nghị quyết do Danh ký nêu: kể từ ngày Ngân hàng nhận được yêu cầu của khách hàng, toàn bộ các hợp đồng vay của khách hàng sẽ không phát sinh thêm lãi vay;
cam kết trong mọi trường hợp, cho dù bất kỳ lí do nào, Ngân hàng cũng không đơn phương tất toán các sổ tiết kiệm cầm cố khi chưa có sự đồng ý của khách hàng hoặc xử lý các sổ tiết kiệm để tất toán các hợp đồng vay;
Ngân hàng cam kết tự động gia hạn sổ tiết kiệm và giữ lãi suất như cũ theo quy định của NHNN ...
Trong khi đó, thực tế vụ án cho thấy tiền đã bị chuyển đi khỏi tài khoản của Trần Ngọc Bích từ 21 và 26/8/2013.
Một tài liệu có chữ ký của Trần Thị Bích. |
Như vậy, Biên bản ngày 22.4.2014 giữa Ngân hàng và Trần Ngọc Bích, Nghị quyết của Danh ký thể hiện Ngân hàng Xây Dựng đã dấu Trần Ngọc Bích thông tin tiền đã bị chuyển khỏi tài khoản.
Lời khai của các bị cáo về việc Bích nợ chứng từ, đã biết, đồng thuận với việc Ngân hàng Xây Dựng tự ý chuyển tiền khỏi tài khoản là không có cơ sở.
Chính Phạm Công Danh ký nghị quyết che dấu thông tin tiền trên tài khoản của Trần Ngọc Bích đã bị chuyển trái phép, không chứng từ, chính Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương thông qua nghị quyết này thì việc các bị cáo khai đây là tiền Trần Ngọc Bích cho Danh vay là điều mâu thuẫn và phi lý.
Nếu Trần Ngọc Bích cho Danh vay, nếu Bích biết và đồng thuận với việc chuyển tiền, nếu Bích được Ngân hàng cho nợ chứng từ thì tại sao Ngân hàng Xây Dựng không thông báo cho Bích mà còn thông qua Nghị quyết che dấu thông tin?
Buộc trách nhiệm Ngân hàng Xây Dựng
Suốt thời gian sau đó, bà Trần Ngọc Bích liên tục liên hệ, gửi văn bản với Ngân hàng Xây dựng, với Tổ Giám sát của Ngân hàng Nhà nước để yêu cầu chuyển tiền và tất toán khoản vay, nhưng không ai giải quyết, và cũng không có ai thông báo tiền của bà Bích đã bị chuyển đi, Bà Bích nợ chứng từ, Bà Bích cho Phạm Công Danh vay ...
Quá trình làm việc này đều có sự ghi nhận bằng biên bản.
Điều này một lần nữa khẳng định không thể có chuyện Trần Ngọc Bích đồng thuận, cho Danh vay tiền, biết việc chuyển tiền như lời các bị cáo khai nhằm chạy tội.
Bà Trần Ngọc Bích đã cung cấp tại phiên Tòa Biên Bản ngày 22/4/2014 giữa Ngân hàng Xây dựng và bà Bích, Biên bản họp và Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng ngày 22/4/2014 do Phạm Công Danh ký, Biên bản làm việc giữa bà Bích và Ngân hàng Nhà Nước ...
Các chứng cứ này liệu có buộc được trách nhiệm trả tiền của Ngân hàng Xây Dựng.
Ngân hàng Xây Dựng chịu trách nhiệm gì với khách hàng khi tự ý chuyển tiền trên tài khoản không có lệnh của chủ tài khoản?