Ngày 8 tháng 5 năm 2015, Bộ Tham mưu liên quân - Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, vào ngày 7 tháng 5, máy bay tuần tra P-3C Nhật Bản đã chụp được 1 tàu hộ vệ Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở cách đảo Kuba thuộc nhóm đảo Senkaku khoảng 160 km về phía bắc. Từ hình ảnh cho thấy, đây là tàu hộ vệ Thượng Nhiêu Type 056. |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 5 dẫn trang mạng VOA Mỹ cùng ngày đưa tin, nhà lãnh đạo Mỹ gần đây tái khẳng định Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật áp dụng cho cả nhóm đảo Senkaku - nhóm đảo có tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhưng cựu quan chức cấp cao Nhật Bản cho rằng, Mỹ sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ nhóm đảo Senkaku như thế nào hiện còn chưa rõ, một khi xảy ra xung đột, Nhật Bản trước hết cần dựa vào bản thân để bảo vệ lãnh thổ.
Theo bài báo, ngày 28 tháng 4 khi tiếp đãi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Barack Obama tái khẳng định, Mỹ sẽ căn cứ vào Hiệp ước, giúp đỡ Nhật Bản bảo vệ nhóm đảo Senkaku.
Ông Obama tuyên bố: "Tôi muốn nhắc lại, chúng tôi sẽ căn cứ vào Hiệp ước, kiên quyết nỗ lực cho bảo vệ an ninh của Nhật Bản, Điều 5 của Hiệp ước bảo gồm tất cả các khu vực do Nhật Bản kiểm soát hành chính, bao gồm nhóm đảo Senkaku".
Báo Trung Quốc: Nhật Bản chạy đua vũ trang như điên, muốn bá quyền thay Mỹ
(GDVN) - Báo Trung Quốc lại quen thói chọc gậy bánh xe, mạt sát nước khác, cho rằng Nhật Bản không an phận, chạy như điên về quân bị, nhưng lại không tự hỏi mình.
Theo bài báo, Trung Quốc gọi đảo không người ở trên biển Hoa Đông này là đảo Điếu Ngư, đồng thời cũng tuyên bố "có chủ quyền". Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục điều tàu và máy bay đến khu vực các đảo này để "tuyên bố chủ quyền", thách thức chủ trương chủ quyền của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku.
Nghị sĩ Mỹ: Mỹ sẵn sàng giúp Nhật
Theo bài báo, nghị sĩ Quốc hội Mỹ Steve Womack cho rằng, nếu Trung Quốc dám sử dụng vũ lực xâm chiếm nhóm đảo Senkaku, ông sẽ ủng hộ Mỹ điều quân viện trợ Nhật Bản.
Steve Womack nói: "Chúng tôi hy vọng sự việc không đến nỗi phát triển đến mức đó, nhưng người Mỹ luôn sẵn sàng trả những cái giá cần thiết, bảo vệ tự do của chúng tôi, bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, bất kể chuyện xảy ra ở nơi nào".
Một hạ nghị sĩ khác là Pete Olson cũng cho rằng, trong vấn đề hỗ trợ Nhật Bản phòng vệ nhóm đảo Senkaku, Mỹ cần có thái độ kiên quyết.
Ông Pete Olson nói: "Trung Quốc có thái độ hung hăng hăm dọa đối với Nhật Bản và Hàn Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi phải theo dõi sự phát triển của tình hình, chuẩn bị bày tỏ thái độ, muốn họ chấm dứt gây hấn, khiêu khích".
Philippines chỉ rõ: Tàu cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông |
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: không chỉ trông chờ vào Mỹ
Theo bài báo, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh đối với việc Mỹ tái khẳng định hỗ trợ phòng thủ nhóm đảo Senkaku. Nhưng, các cựu quan chức cấp cao chính quyền như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho rằng, nếu nhóm đảo Senkaku bị tấn công, khả năng và cách thức điều quân đến giúp đỡ Nhật Bản của Mỹ hiện vẫn là một ẩn số.
Satoshi Morimoto nói: "Lòng dân ở Mỹ, lòng dân ở Nhật Bản, còn có Quốc hội Mỹ, nếu mỗi người đều cho rằng cần giúp đỡ Nhật Bản, Tổng thống có thể điều quân đội. Trước việc này, Nhật Bản chắc chắn phải dựa vào sức mạnh của mình để bảo vệ lãnh thổ".
Nhật Bản sẽ thành "quốc gia bình thường", gây ra "sóng to gió lớn" ở Đông Á
(GDVN) - Nhật Bản đã ngả toàn diện vào Mỹ, Mỹ-Nhật tăng cường liên minh chống Trung Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành "quốc gia bình thường"...
Chuyên gia phân tích cho rằng, sách lược của Trung Quốc đối với nhóm đảo Senkaku hiện nay là đi trên con đường "màu xám" đan xen giữa hòa bình và chiến tranh, chủ yếu điều tàu cảnh sát biển liên tục "tuần tra, tuyên bố chủ quyền" ở vùng biển này, đồng thời cuối cùng đạt mục đích "kiểm soát thực tế những hòn đảo này", trong khi đó, Nhật Bản và Mỹ rất khó điều tàu chiến đến để đáp trả.
Nhật Bản triển khai lực lượng phản ứng nhanh
Mạng "Sputnik" Nga ngày 7 tháng 5 cho rằng, Nhật Bản có ý định tăng cường vai trò chính trị-quân sự ở khu vực Đông Bắc Á. Tokyo đang dùng sức mạnh quân sự để thể hiện quyết tâm bảo vệ đảo Senkaku của họ.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng có đòi hỏi lãnh thổ đối với những hòn đảo này - Chuyên gia Nga đã đưa ra đánh giá như trên về việc Nhật Bản triển khai quân đội ở khu vực biển Hoa Đông khi trả lời phỏng vấn.
Tokyo sẽ triển khai lực lượng phản ứng nhanh và tên lửa ở đảo Miyako và đảo Ishigaki áp sát đảo Senkaku. Sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Shinzo Abe, cơ quan quân sự Nhật Bản đã lập tức ra tuyên bố như vậy.
Trong thời gian ông Shinzo Abe thăm Mỹ, Washington đưa ra cam kết, Nhật Bản một khi xảy ra xung đột với Trung Quốc ở khu vực biển Hoa Đông, Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho Nhật Bản.
Trong thời gian ông Shinzo Abe thăm Mỹ, lực lượng quân sự Trung Quốc đã gia tăng mức độ hoạt động ở khu vực đảo Senkaku.
Mỹ-Nhật tổ chức diễn tập quân sự đoạt lại đảo (ảnh tư liệu) |
Chuyên gia Viktor thuộc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn Đông, Viện Khoa học Nga cho rằng, những hành động này đã làm cho Tokyo gia tăng các bước triển khai lực lượng vũ trang ở khu vực này. Trong khi, trước đó, khu vực này hoàn toàn không có sự hiện diện của Quân đội Nhật Bản.
Ông nói: "Các loại dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản đang tăng cường vai trò chính trị-quân sự ở khu vực này. Hành động của Tokyo là sự phản ứng đối với Bắc Kinh. Trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Senkaku, Nhật Bản đã có được thời cơ tốt nhất để thúc đẩy tham vọng chính trị-quân sự của họ".
"Đảo Miyako và đảo Ishigaki nằm đúng ở tuyến đường eo biển quốc tế - nơi Hải quân Trung Quốc đi qua biển Hoa Đông để vươn ra Thái Bình Dương. Tôi muốn chỉ ra, người Nhật Bản tận dụng lý do này để triển khai lực lượng vũ trang của họ. Trong một số vấn đề mà trước đó không tìm thấy tuyên bố nào, hành động của Tokyo càng kiên quyết hơn".
Nhật Bản gấp rút tăng năng lực do thám, sẽ phóng nhiều vệ tinh gián điệp
(GDVN) - Nhật Bản đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực ISR, cả trên không, trên vũ trụ và trên biển để ứng phó Trung Quốc, 10 năm tới sẽ tăng gấp đôi vệ tinh gián điệp.
Theo thông tin từ cơ quan quân sự, Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng phản ứng nhanh 600 người ở những đảo này. Hơn nữa, sẽ còn triển khai tên lửa đất đối hạm.
Nhà phân tích phân sự, thượng tá Constantin Sivkov cho rằng, trong tình huống cần thiết, những lực lượng này đủ để phong tỏa tuyến đường tới đảo Senkaku.
Ông nói: "Đây là một lực lượng cấp tiểu đoàn có trang bị tinh nhuệ, hoàn toàn có khả năng giải quyết vấn đề chiến thuật cơ động. Diện tích đảo Senkaku không lớn, sử dụng lực lượng như vậy giải quyết nhiệm vụ bảo vệ đảo là hoàn toàn hiện thực".
"Rất rõ ràng, người Nhật đã hạ quyết tâm muốn sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ quyền lự của họ đối với những hòn đảo này. Đương nhiên, một khi xảy ra xung đột quy mô lớn, 600 người là không đáng kể".
"Nhưng, phải biết rằng, xung đột của khu vực này chủ yếu sử dụng hải quân và không quân, còn lực lượng tên lửa bờ biển có năng lực phong tỏa eo biển. Họ sẽ phong tỏa một tuyến đường đi tới đảo Senkaku và hoàn thành nhiệm vụ chống đổ bộ".
Được biết, Nhật Bản có kế hoạch triển khai trạm radar ở đảo Yonaguni - nơi cách rất gần Đài Loan. Năm 2018, ở căn cứ không quân Sasebo, Ryukyu, Nhật Bản sẽ còn triển khai lữ đoàn bọc thép đổ bộ phản ứng nhanh. Một khi tình hình xảy ra bất ổn, có thể nhanh chóng điều động lực lượng tới khu vực biển Hoa Đông.
Tên lửa đất đối hạm Type 12 của Nhật Bản |