LTS: Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) với vấn đề đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết của các chuyên gia đầu ngành giáo dục. Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi tới bạn đọc quan điểm của Ths. Tăng Văn Lâm - Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất trong chuyên đề "Thất vọng và kỳ vọng" vào nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Giáo dục nước nhà còn rất nhiều phức tạp, phức tạp từ cách nhìn nhận của những người quản lý giáo dục, các nhà giáo và đến cả các bậc phụ huynh học sinh. Để đổi mới “căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước ta hiện nay, cần tất cả mọi người dân chung tay góp sức. Xin đưa ra một số ví dụ điển hình như sau:
Giáo dục nước nhà còn rất nhiều phức tạp, phức tạp từ cách nhìn nhận của những người quản lý giáo dục, các nhà giáo và đến cả các bậc phụ huynh học sinh. Để đổi mới “căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước ta hiện nay, cần tất cả mọi người dân chung tay góp sức. Xin đưa ra một số ví dụ điển hình như sau:
1. Học sinh tiểu học ngay từ lớp 1 đã phải đi học thêm, cả ngày các em đi học ở trường thì cũng phải đi học "ngoại giao với cô chủ nhiệm" mỗi tuần 2 - 3 buổi ở nhà cô vào lúc 6h30 giờ chiều vào các ngày thường hoặc sáng, chiều thứ 7 và chủ nhật. Nhiều phụ huynh dè dặt cho biết "cũng phải cho cháu đi học thêm nhà cô" để các cô "quan tâm đến con nhà mình nhiều hơn".
>>Bấm đây xem chùm ảnh trẻ oằn lưng vác cặp tới trường
>>Bấm đây xem chùm ảnh trẻ oằn lưng vác cặp tới trường
Trẻ oằn lưng cắp sách tới trường (Ảnh: Kim Ngân) |
Quả thực, nhìn vào cơ sở vật chất, bàn ghế học tập của các cháu ở “các lớp tại nhà cô” cũng thật sự cần suy nghĩ và điều đó là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cận thị. Thiết nghĩ, tại sao trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở bậc tiểu học ở các vùng quê nghèo lại rất ít bị các tật về mắt, nhưng ở các thành phố, Thủ đô hiện đại thì rất nhiều trẻ nhỏ phải đeo kính… đó là một hệ quả của việc phụ huynh ép con trẻ đi học quá nhiều, cũng như các thầy cô giáo không quan tâm đến quá trình học, tư thế ngồi học sinh, đặc biệt là các lớp học tại nhà có cơ sở vật chất không đạt chuẩn, trẻ phải ngồi bàn ghế không đúng kích thước, ánh sáng không thích hợp, đó là vấn đề chính gây ra các bệnh về mặt mà khi lớn lên các em phải gánh chịu.
GS Trần Hồng Quân: "Nền giáo dục hiện nay có nhiều lỗi hệ thống"
GS Hoàng Tụy: "Giáo dục của ta đang lạc điệu với thế giới văn minh"
Tham nhũng trong giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo
2. Điều đáng nói hơn, ở các trường dân lập và tư thục thì hiện tượng học thêm, dạy thêm này ít xảy ra hơn. Cũng dễ hiểu vì lương bổng của giáo viên trong các trường loại này cao hơn các trường công lập, chất lượng giáo dục cũng vì thế được chú trọng hơn nên các cháu không phải học thêm ở nhà các thầy cô nhiều. Ở các trường công lập thì hiện tượng phụ huynh phải cho trẻ đi học ở nhà cô để “ngoại giao”, để “cô quan tâm hơn” là rất phổ biến, đặc biệt là trẻ mới có lớp 1, lớp 2 đã phải đi học thêm ở nhà cô ngay cả vào buổi tối. Nhà trường cấm không cho các cô dạy tại nhà thì các cô thuê hoặc mượn phòng ở khu khác để dạy. Gia đình nào không cho trẻ đi học thì các cô lại nhờ ban phụ huynh của lớp đi “tác động” các cháu, nếu cháu nào không học thì có thể bị điểm kém, cô không quan tâm... Quả thực giáo dục tiểu học đang có rất nhiều điều bức xúc, không chỉ ở nhà trường, ở các thầy cô giáo mà còn nằm ngay trong suy nghĩ và tư duy chưa đúng của các bậc phụ huynh.
3. Một thực trạng khác cũng đang xảy ra ở các lớp ở bậc THCS và THPT đó là việc các thầy cô đến lớp dạy chính ở trường lại thường xuyên gợi ý để học sinh phải đến học thêm tại nhà riêng của mình, ai không học thì các thầy, các cô “ghét ra mặt”, bài làm đúng cũng không cho điểm cao…
Hiện tượng này kéo theo hệ lụy là việc dạy trên lớp của các thầy cô không theo chiều hướng tích cực, những phần khó hiểu thì dạy ở lớp, những bài khó thì giải ở lớp… điều này làm học sinh trong lớp chán nản, không có hứng thú trong học tập chính khóa ở trường. Do đó, hiện nay rất nhiều học sinh ở các bậc này thường không coi trọng việc học ở trường, các em thường nói “học ở trường thật chán, các thầy toàn dạy ở đâu ý, học chẳng hiểu bài gì cả”, thậm chí nhiều học sinh còn phát biểu “thà không đến lớp còn hơn”, “học ở trường là học phụ còn đi học thêm mới là học chính”.
Những người dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, chắc hẳn chúng ta đều thấy một điều đang đi ngược trong nền giáo dục hiện nay: “Học chính trở thành học phụ còn học phụ, học thêm lại trở thành học chính”.
Hiện tượng này kéo theo hệ lụy là việc dạy trên lớp của các thầy cô không theo chiều hướng tích cực, những phần khó hiểu thì dạy ở lớp, những bài khó thì giải ở lớp… điều này làm học sinh trong lớp chán nản, không có hứng thú trong học tập chính khóa ở trường. Do đó, hiện nay rất nhiều học sinh ở các bậc này thường không coi trọng việc học ở trường, các em thường nói “học ở trường thật chán, các thầy toàn dạy ở đâu ý, học chẳng hiểu bài gì cả”, thậm chí nhiều học sinh còn phát biểu “thà không đến lớp còn hơn”, “học ở trường là học phụ còn đi học thêm mới là học chính”.
Những người dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, chắc hẳn chúng ta đều thấy một điều đang đi ngược trong nền giáo dục hiện nay: “Học chính trở thành học phụ còn học phụ, học thêm lại trở thành học chính”.
Qua một số thông tin trên đã thấy rằng, giáo dục nước nhà còn rất nhiều phức tạp và bất cập, phức tạp từ cách nhìn nhận của những người quản lý, các nhà giáo và đến cả các bậc phụ huynh học sinh. Để đổi mới “căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước ta hiện nay, cần tất cả mọi người dân chung tay góp sức. Nếu các phụ huynh có một thái độ đúng đắn trong việc học và dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái mình nhiều hơn thì việc học ở nhà trường của các cháu sẽ bớt đi áp lực phần nào, hiệu quả học tập sẽ tốt hơn. Chúng ta không nên quá thụ động, đặt quá nhiều trách nhiệm vào những nhà giáo mà quên mất trách nhiệm của chính mình… nếu được như thế thì vấn đề giáo dục hiện nay sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
ĐIỂM NÓNG |
|
Ths. Tăng Văn Lâm