Nếu không có thầy, tôi sẽ mãi hận thù những người bạn học giỏi

26/07/2012 11:00
Độc giả Nhật Nam
(GDVN) - Ngày đầu tiên gặp chúng tôi, sau khi lớp chào, thầy đã đứng nghiêm cúi đầu chào lại chúng tôi, những đứa bé 14 tuổi. Đó là một cử chỉ mà chúng tôi không bao giờ quên. Thầy lặp lại động tác cúi chào đó suốt năm học.

Thưa quý tòa soạn. Tôi chân thành cảm ơn các bạn phóng viên đã đưa ra ánh sáng hình thức dạy học khắc nghiệt tại trung tâm dạy thêm Thái Nguyên này. Những chi tiết và hình ảnh mà Báo Giáo dục đưa ra khiến nhiều người phẫn nộ và đau xót, trong đó có tôi. Bản thân tôi càng căm giận hơn khi thấy thái độ đạo đức giả và gian xảo của những người quản lý lớp dạy thêm này, nhằm đối phó với dư luận và cứu vãn hoạt động kinh doanh của mình.

Dù đứng trước những bằng chứng không thể chối cãi mà họ vẫn ngụy biện. Những người này không đáng để gọi là thầy. Càng buồn hơn khi thấy có những phụ huynh lại sẵn sàng đứng ra biện minh, giải độc cứu nguy cho lớp dạy thêm quái đản này, bằng cách cổ súy cho việc đánh đập dã man trẻ em, cho rằng roi vọt là giúp chúng học tốt hơn và thành công.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Học sinh bị đánh bằng roi mây ở Thái Nguyên khiến dư luận phẫn nộ
Học sinh bị đánh bằng roi mây ở Thái Nguyên khiến dư luận phẫn nộ
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Bản thân tôi đã từng là một học sinh yếu kém vì mất căn bản trầm trọng môn Toán suốt những năm học lớp 7, 8. Nguyên nhân chính không phải do tôi mê chơi hay lười học, mà vì tôi không thể hiểu bài, bị điểm kém rồi dẫn đến chán nản, buông xuôi. Tôi chỉ thích học môn Văn và các môn nghệ thuật khác. Vì những điểm kém đó mà tôi từng bị cả gia đình và giáo viên đánh đập, mắng chửi rất nhiều, và tôi nói thật là những đòn roi đó không hề làm cho tôi học tốt hơn mà còn khiến tôi căm thù những bạn bè học giỏi hơn mình, căm thù chính môn học đó. Có lần tôi bỏ nhà đi, và uống thuốc ngủ tự tử vì thấy mình sống trên đời thật vô nghĩa.

May mắn cho tôi, đầu năm lớp 9 tôi đến học tại một trung tâm dạy kèm tư nhân. Nhưng đó là một thiên đường so với địa ngục trần gian mà Báo Giáo dục đã đăng tải. Cũng có một bài kiểm tra xếp lớp, và tôi bị 0 điểm. Tôi bị xếp vào một lớp tận cùng, có hơn 20 học sinh đều mất căn bản môn Toán như tôi. Nơi đó, tôi đã gặp người thầy vĩ đại nhất trong đời mình, một ân nhân đã thay đổi hoàn toàn số phận tôi.

Ngày đầu tiên gặp chúng tôi, sau khi lớp chào, thầy đã đứng nghiêm cúi đầu chào lại chúng tôi, những đứa bé 14 tuổi. Đó là một cử chỉ mà chúng tôi không bao giờ quên. Thầy lặp lại động tác cúi chào đó suốt năm học.

Buổi học đầu tiên thầy nói là chúng tôi sẽ không học gì về Toán, mà dành để trò chuyện với nhau, hiểu và gần gũi với nhau hơn. Thầy dạy Toán rất dễ hiểu, biến môn Toán khô khan thành những câu chuyện kì thú. Thầy dành nhiều thời gian để chơi với học trò, tổ chức cắm trại, mang đàn ghita vào lớp hát những bài ca sinh hoạt cùng chúng tôi, và sẵn sàng giúp cho từng học trò nếu nó có bất cứ câu hỏi nào.

Không hề có đòn roi, nước mắt và những lời mắng chửi trong những giờ học. Bài tập về nhà của thầy dành cho học trò không phải là một gánh nặng, mà giống như một nghĩa vụ, mà hình phạt khủng khiếp nhất dành cho người không làm đủ bài tập là sẽ bị khai trừ khỏi lớp, không còn được làm con cái trong gia đình nhỏ đầy niềm vui và tình yêu thương đó nữa.

Thầy đã giúp cả lớp lấy lại căn bản môn Toán, tiếp thu kiến thức nâng cao và chẳng mấy chốc trở thành những học sinh giỏi đủ sức thi vào những trường cấp 3 danh tiếng. Từ học sinh yếu, tôi đã đậu tốt nghiệp cấp 2 loại giỏi, và suốt năm cấp 3 điểm trung bình toán của tôi luôn cao hơn 9. Tôi đã chuyển hẳn sang học chuyên ban A,B và cuối cùng vào đại học y khoa.

Nếu không có người thầy đó, tôi sẽ mãi mãi ở bên bờ vực thẳm và nhìn những bạn bè học giỏi bờ bên kia bằng ánh mắt hận thù. Nhưng rồi tôi may mắn được gặp thầy, có được 20 người bạn và được sống với nhau như một gia đình. Những kỉ niệm ngọt ngào giúp tôi nhìn cuộc đời đẹp hơn.

Câu chuyện tôi kể với các bạn có vẻ giống như một chuyện cổ tích, nhưng rất nhiều thế hệ học trò ở trung tâm dạy kèm Nguyễn Du tại TP.HCM có thể làm chứng cho sự thực mà tôi kể. Người thầy đó tên là Vũ Cao Thắng. Thầy có biệt danh “Sư phụ Dế mèn”.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng, những người khi mở miệng ra là "thương cho roi cho vọt", "có đánh mới nên người" biết đến sự thật này, để thấy sự u mê của họ nguy hiểm như thế nào. Họ không bao giờ hiểu tình thương thực sự là gì, thành công thực sự là gì, và thành nhân là gì. Thành công và thành nhân không phải chỉ là điểm số, bằng cấp và tiền bạc đâu quí vị ạ...


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thầy "tra tấn" trò bằng roi mây ở Thái Nguyên: Quá ác độc và vô cảm

HV Bưu chính Viễn thông TP.HCM: 1.400 bài thi dưới điểm 5

Clip: Rùng mình, giáo viên ở Thái Nguyên kể chuyện "tra tấn" học trò

Bật khóc người đàn ông hy sinh sự sống của con trai để cứu đoàn tàu

Xem clip con bị “tra tấn” ở Thái Nguyên, phụ huynh đòi “xử” giáo viên

Dùng roi mây "dạy" học sinh là chà đạp lên một nền giáo dục chân chính

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Tra cứu điểm thi Đại học Cao đẳng 2012

 Nóng trong ngày
 Xem nhiều nhất trong tháng
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo Báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Độc giả Nhật Nam