Hải quân Mỹ-Nhật-Ấn tổ chức diễn tập liên hợp trên biển. |
Ngày 3/5, tờ “The Times of India” cho biết, ngày 1/5, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tổ chức hội đàm 3 bên lần thứ tư, thảo luận xây dựng quan hệ hợp tác an ninh rộng mở hơn, nhưng “mũi dùi” chỉ thẳng vào Trung Quốc.
Theo bài báo, căn cứ vào kế hoạch trước đó, nội dung trọng điểm bàn luận của hội nghị là vấn đề an ninh và kinh tế liên tục tăng lên của ba nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, chứ không phải là vấn đề “tranh chấp lãnh thổ” giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong khi đó, bàn thảo vấn đề Trung Quốc tại hội nghị lần này thực chất đã phù hợp với mục đích giúp đỡ các đồng minh chống lại Trung Quốc của Mỹ. Điều đáng chú ý là, mặc dù Ấn Độ hoàn toàn không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, nhưng tại hội nghị họ cũng đã tham gia đối thoại tìm cách hợp tác an ninh rộng lớn hơn.
Được biết, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố cho biết, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tổ chức hội đàm ba bên lần thứ tư là để trao đổi ý kiến về các vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm.
Tuyên bố cho biết, cuộc hội đàm đã tập trung thảo luận về các vấn đề như triển vọng phát triển của chuỗi thương mại khu vực Ấn Độ Dương, an ninh biển và hợp tác kinh tế.
Các nước tham dự hội nghị đã tiến hành thảo luận thẳng thắn và có cách nhìn của mình, có lợi cho thúc đẩy quan điểm lợi ích chung đạt được đồng thuận.
Dư luận Trung Quốc cho rằng, Mỹ muốn duy trì vai trò "cảnh sát" ở châu Á-Thái Bình Dương. Còn dư luận Mỹ muốn thiết lập các cơ chế đa phương tại khu vực để đưa Trung Quốc vào khuôn khổ. |
Được biết, cuộc hội đàm lần này do Robert Blake, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam Á và Trung Á, cùng với James Zumwalt, Trợ lý hàng đầu Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đồng chủ trì.
Quan hệ ba bên Mỹ-Ấn-Nhật được khởi động vào năm 2011 với tính chất là một phần của “tiểu đa phương” châu Á của Mỹ, tập trung vào: tránh để các nước ở khu vực châu Á áp dụng các biện pháp cực đoan khi xử lý các vấn đề có liên quan tới Trung Quốc.
Theo bài báo, quan hệ ba nước có nguồn gốc từ quan hệ song phương đặc biệt ở Đông Á giữa Mỹ-Ấn được đẩy lên từ năm 2009. Khi đó, Tổng thống Mỹ Bush từng cam kết ủng hộ Ấn Độ trỗi dậy, mục đích là để đối đầu với Trung Quốc. Ngoài ra, được biết, Mỹ, Nhật Bản và Australia cũng có quan hệ ba bên tương tự.
Bài báo cho rằng, tất cả các nước đều thể hiện thái độ nghi ngờ về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng Ấn Độ tin rằng họ có thể chung sống tốt đẹp với Trung Quốc và từ chối liên minh với Mỹ. Mỹ cũng từng đề xuất xây dựng quan hệ ba bên Mỹ-Trung-Ấn, nhưng Trung Quốc đã từ chối trực tiếp.
Bài báo phân tích: “Sự không tin tưởng đối với Trung Quốc không ngừng tăng lên của các nước Đông Á có thể sẽ tiếp tục kích thích các đề xướng hợp tác đa phương trong khu vực”. Ba nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị về các vấn đề có liên quan tại Tokyo vào mùa thu năm nay.
Mỹ sẽ luân phiên triển khai tàu tuần duyên ở biển Đông - quân cảng Changi của Singapore. |