Món "canh gà Thọ Xương" chỉ là sản phẩm tưởng tượng của dân mạng

19/10/2012 15:21
Theo Tiin
Đó là khẳng định của thầy Nguyễn Hùng Vỹ - Chuyên gia văn học dân gian, giảng viên khoa Văn học (ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN).
Sau sự việc của cô giáo Thủy trường Lômônôxôp (Hà Nội), những người am hiểu về văn học bắt đầu truy tìm nguồn gốc của bài ca dao và luận giải về ý nghĩa thực sự của cụm từ “Canh gà Thọ Xương”. Một số ý kiến khẳng định "canh gà Thọ Xương" thực sự nói về... món canh gà. Tác giả ý kiến còn đưa ra dẫn chứng về bài thơ “Tối ức Thọ Xương khang” – được cho là nguồn gốc của 4 câu ca dao quen thuộc.
Những dẫn chứng có vẻ “chính xác” này khiến không ít cư dân mạng hoang mang vì nếu đây là sự thật thì tất cả những điều chúng ta được học, được hiểu về “canh gà Thọ xương” từ trước đến nay là sai hoàn toàn!
Để làm rõ thực hư vấn đề, Tiin đã nối máy với thầy Nguyễn Hùng Vỹ - Chuyên gia văn học dân gian, giảng viên khoa Văn học (ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN).

Thầy Nguyễn Hùng Vỹ.
Thầy Nguyễn Hùng Vỹ.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Thưa thầy, gần đây, trên cộng đồng mạng có lan truyền một bài thơ có tên “Tối ức Thọ Xương khang” được trích trong sách “Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh” và chỉ ra rằng “canh gà Thọ xương” thực chất chỉ là món canh gà, ý kiến của thầy ra sao?
Theo như tôi tìm hiểu thì trong cuốn “Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh” không có bài thơ chữ Nôm nào tả cảnh Tây Hồ như ta đang quan tâm. Và nếu quan sát kĩ, ta cũng có thể thấy, không hề có chữ “Canh” - 羹 trong phần chữ Hán cũng như phần phiên âm của bài thơ.
Vậy thực sự có tồn tại bài thơ “Tối ức Thọ Xương khang” của tác giả Dương Khuê?
Theo như nguồn dẫn sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh (144 tr., 27x15. Ký hiệu: A.2185 Thư viện Viện Hán Nôm) thì không có bài thơ nào mang tên “Tối ức Thọ Xương khang” cả. Theo tôi, đây chỉ là một sản phẩm sản phẩm của "trí tưởng tượng" mà thôi, không có trong cuốn sách cổ nào hết. Đối với anh em trẻ thạo Hán Nôm thì từ cái tứ của Dương Khuê, bịa ra một bài chữ Hán na ná là không khó khăn gì cả. Không nên quá tin vào những chứng cứ không rõ ràng phát sinh từ mạng Internet, vì đây đều là những thông tin không được kiểm chứng và độ chính xác rất thấp.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lời kể của một thầy giáo nhiều lần... "bị ném đá"

Nguyên Bộ trưởng GD: "Làm Bộ trưởng khổ lắm"

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”

Chùm ảnh: Trẻ lại “oằn lưng” vác cặp đến trường

Vụ "canh gà Thọ Xương" và "HS nhập vai cám": Hai cái kết buồn!

PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Theo Tiin