Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 2018-2020.
Trong 3 ngày từ 31/10 đến 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.
Theo báo cáo mà Chính phủ gửi Quốc hội ngay đầu kỳ họp, Chính phủ dự báo toàn bộ 13 chỉ tiêu được Quốc hội giao cho năm 2017 sẽ đạt và vượt, trong đó 8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Nhìn vào đâu để thấy được sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam? |
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng GDP có thể đạt con số 6,7%, vốn được xem là thách thức.
Nếu đạt, con số tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ là cao nhất trong 5 năm gần đây.
Đánh giá về các doanh nghiệp FDI, đại biểu Phan Trọng Nhân (Bình Dương) đã đề nghị Chính phủ xem lại các ưu đãi công bằng cho khu vực FDI và các doanh nghiệp Việt, để nền kinh tế có thể tự đứng vững.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng thông tin về phát triển kinh tế, xã hội vừa được công bố gây ngạc nhiên lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp; con số 25 tỷ đầu tư nước ngoài vượt xa kỳ vọng, tăng 34,4%.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng FDI lại để lại nỗi lo lớn cho các nhà quản lý, các chuyên gia bởi dù tăng trưởng cao nhưng hiệu quả nội tại mang đến cho nền kinh tế xã hội không đáng là bao.
Đột ngột giảm rồi đột ngột tăng GDP cả quốc gia chỉ vì biến động sản phẩm của một vài doanh nghiệp FDI thì thật đáng lo ngại cho nền kinh tế.
FDI đóng góp vào quốc gia thời gian qua đã tăng nhưng thực chất không mang lại hiệu quả cao.
Sau 25 hoạt động tại Việt Nam (từ 1992 đến 2016), giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động, các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển nền kinh tế.
Thế nhưng dù chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp nhưng chỉ đóng góp được cho ngân sách từ 15 – 19%.
Thống kê từ 2007 – 2015, có đến 50% doanh nghiệp FDI kê khai thua lỗ, có những doanh nghiệp thua lỗ trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, điều ngược đời là doanh nghiệp càng kêu thua lỗ càng mở rộng sản xuất.
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội. |
Làm sao để rời vai những gã khổng lồ và tự đứng trên đôi chân của mình?
Theo thống kê, 1000 doanh khối doanh nghiệp FDI đóng thuế lớn nhất Việt Nam năm 2015 cho thấy tỷ lệ đóng góp vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của toàn bảng chỉ dừng lại ở mức khoảng 37% đang có sự giảm dần. Mỗi năm Việt Nam mất 170 tỷ USD do chuyển giá.
Ở một góc nhìn khác, chỉ tiêu tăng trưởng có nhiều yếu tố trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu, con số 70% xuất khẩu doanh nghiệp FDI đã giúp Việt Nam tăng trưởng nhưng con số này đã bị chuyển giá đầu vào.
Lợi nhuận của con số này vô cùng thấp nên dù có đóng thuế thu nhập trên con số đó cũng không đáng là bao khi 80% con số đó chuyển về chính quốc.
Con số thu được không đủ chi và trả nợ. Câu chuyện kinh tế đang ở mức thu nhập trung bình và còn phát triển chậm trong một thời gian dài được xuất phát từ đây.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, thủ tục hành chính |
Một trong những mục tiêu thu hút đầu tư là chuyển giao công nghệ nhưng có đến 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ ở mức trung bình của thế giới 14% ở mức thấp và lạc hậu, 6% là công nghệ cao.
Tuy mang tiếng là công nghệ cao nhưng những công đoạn đang thực hiện tại Việt Nam vẫn là khâu lắp ráp, do đó câu chuyện Việt Nam đang từ vị trí thứ 57 trên toàn cầu về chuyền giao khoa học công nghệ đã tụt xuống vị trí thứ 103 , thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Campuchia là điều không quá ngạc nhiên.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân cũng chỉ ra việc hiện chúng ta đang cứng nhắc, khắt khe với chính người nhà của mình, những người đang đồng cam cộng khổ với nền kinh tế.
Câu chuyện tập đoàn kinh tế Viettel vị Bộ Tài chính thẳng thắn bác bỏ ưu đãi thuế giống như Samsung Việt Nam, hay khoản đầu tư 500 tỷ của Gốm sứ Minh Long không được ưu đãi chỉ vì thiếu vài thủ tục hành chính đang cho thấy sự thiếu công bằng trong việc đối xử với doanh nghiệp.
Đại biểu Nhân cho rằng, doanh nghiệp ngoại có nhiều ưu đãi, trong khi doanh nghiệp trong nước lại đứng trước hàng loạt rào cản. Nếu không đơn giản hoá thủ tục hành chính, muc tiêu có một triệu doanh nghiệp thành lập mới vào năm 2020 chỉ có ý nghĩa về mặt con số.
Ông Nhân cũng kiến nghị, không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá mà phải chọn lọc, đưa ra cam kết chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá chặt chẽ hơn với doanh nghiệp FDI.
“Tôi thực sự xúc động, vui mừng, sự quyết tâm của cộng đồng doanh nhân trẻ, sự quyết tâm đồng hành của Chính phủ qua việc công bố “sách trắng”, tổ chức Diễn đàn kinh tế tư nhân lần 2 và mới hôm qua là ra mắt cộng đồng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ là minh chứng hùng hồn nhất cho những cam kết và quyết tâm này”, ông Nhân nói.
Song cũng theo đại biểu Phạm Trọng NHân, thì điều còn lại là làm sao luồng sinh khí liên tục bền vững và lan tỏa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển lớn mạnh.
Đây là điều kiện cơ bản nhất của hoạt động kiến tạo - điều mà Chính phủ đang từng ngày cam kết với doanh nghiệp và người dân.
“Làm sao để rời vai những gã khổng lồ và tự đứng trên đôi chân của mình hay không là câu hỏi lớn mà tất cả chúng ta có trách nhiệm trả lời”, ông Nhân trăn trở.