Đầu tiên là màn “song kiếm hợp bích” của cặp anh em HN.T&T-SHB.ĐN ở đoạn kết V-League 2012, rồi ngay sau đó là việc bầu Kiên bị bắt giữ vì tội kinh doanh trái phép, tiếp theo là cảnh Quốc Long và một số đồng đội ở HN.T&T chơi bóng thô bạo và “nhả ngọc phun châu” trong trận chung kết Cúp QG, dẫn tới việc Quốc Long bị loại khỏi ĐTVN vì không thành khẩn nhận lỗi, và mới đây nhất là vụ cựu thủ quân ĐTVN Huy Hoàng gây tai nạn trên đường phố Thanh Hoá trong trạng thái không tỉnh táo cùng những hành động hết sức kỳ lạ như thể không còn tri giác.
Với chừng ấy câu chuyện không vui như vậy đã khiến thông tin ĐTVN chuẩn bị cho trận đấu đầu tiên kể từ khi HLV Phan Thanh Hùng chính thức cầm quân bỗng nhiên trở nên lọt thỏm. Thậm chí, không ít người còn hồ nghi về tương lai của ĐTVN ở AFF Suzuki Cup 2012 vào cuối năm nay, bởi vụ Huy Hoàng bị bắt quả tang đang “phiêu” trong ôtô chắc chắn không phải là trường hợp cuối cùng với cầu thủ VN, và không biết còn bao nhiêu “thần tượng” chưa bị “lộ sáng”, và liệu có ai dám bảo đảm trong số hơn 20 thành viên của ĐTVN hiện nay không có tuyển thủ nào là bạn “cùng hội cùng thuyền” với Huy Hoàng trong các phi vụ ăn chơi?
Vụ việc của Huy Hoàng chỉ có thể mang lại cảm giác bất ngờ cho những ai không quan tâm tới cuộc sống bên ngoài sân bóng của cầu thủ, còn với người trong cuộc thì tuyệt nhiên không hề sửng sốt, có chăng chỉ là câu hỏi tại sao một cầu thủ có tiếng là “quái” như Huy Hoàng lại “thất thố” tới mức để xảy ra sự cố ngay trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ như vậy mà thôi. Đến đây hẳn sẽ có người đặt vấn đề công tác quản lý và giáo dục cầu thủ của các CLB được thực hiện như thế nào mà để xảy ra tình trạng như của Huy Hoàng, phải chăng các đội bóng chỉ chú trọng tới kết quả trên sân bóng, còn cuộc sống bên ngoài của cầu thủ như thế nào thì không quan trọng?
Câu trả lời là vừa không đúng lại vừa đúng! Không đúng là bởi không riêng gì cầu thủ VN mà cầu thủ thế giới cũng có rất nhiều ngôi sao dính vào scandal ăn chơi thác loạn hoặc bị phát hiện sử dụng chất bị cấm, chẳng hạn như vụ tiền đạo ĐT Brazil Robinho từng công khai nhờ vệ sĩ mua hộ anh 40 chiếc… bao cao su để phục vụ cho một bữa tiệc sex điên dại, khiến đến cả đồng đội của Robinho là Elano khi ấy cũng bức xúc tới mức không kiềm chế nổi mà phải tự tay viết dòng chữ “Safrado” (tiếng lóng BĐN có nghĩa là trơ trẽn, hạ tiện) lên chiếc xe của Robinho, hay vụ cựu ngôi sao ĐT Rumani Adrian Mutu thân bại danh liệt vì hết sử dụng ma tuý ở Anh lại chơi doping ở Italia.
Đúng là bởi những khái niệm như rèn luyện đạo đức hay giáo dục nhân cách tư tưởng là chuyện quá xa vời với bóng đá VN, mà chỉ nhìn từ vụ việc vừa rồi của Quốc Long (HN.T&T) ở trận chung kết Cúp QG với SG.XT là đủ hiểu. Hậu vệ của HN.T&T đã có những lời lẽ phỉ báng cùng nhiều hành động phản cảm với một phóng viên đáng tuổi cha chú của mình từ lúc còn thi đấu trên sân cho tới khi lên bục nhận huy chương, và hầu như ai có mặt ở sân cũng nhìn thấy, thế mà tận mấy ngày sau khi được hỏi thì HLV trưởng Phan Thanh Hùng của HN.T&T còn nói rằng: “Tôi mới chỉ nghe báo chí nói lại vụ việc này. Mọi việc diễn ra rất nhanh lại xa nên tôi không tận mắt chứng kiến”. Và có lẽ cũng vì “không tận mắt chứng kiến” nên HLV Phan Thanh Hùng phải chờ tới khi ban Kỷ luật chính thức đề nghị Tổng cục TDTT và VFF loại Quốc Long khỏi ĐTVN vì tư cách đạo đức và thái độ thiếu thành khẩn thì ông Hùng mới để cầu thủ này rời ĐTVN để trở về địa phương.
Chỉ một ví dụ như thế là đủ thấy nếu cầu thủ không mắc phải những sai lầm theo kiểu “bắt tận tay day” tận mắt, khiến dư luận cảm thấy bức xúc, phẫn nộ, khiến cơ quan quản lý Nhà nước phải lên tiếng và yêu cầu có biện pháp xử lý, thì rất ít HLV dám thực thi các hình thức kỷ luật theo dạng “quân pháp bất vị thân” với cầu thủ dưới quyền, nhất là khi chuyện không hay lại xảy ra với các trụ cột hoặc ngôi sao của đội bóng.
Việc nhỏ như lời ăn tiếng nói và cách hành xử trên sân của cầu thủ mà HLV còn không biết mà phải nhờ tới sự trợ giúp của báo chí, dù rằng chính mình cũng tham dự trận đấu đó từ đầu đến cuối, thì làm sao có thể nói tới những chuyện to tát hơn như rèn luyện đạo đức, giáo dục nhân cách tư tưởng, hay kiểm soát và quản lý cuộc sống bên ngoài sân bóng của cầu thủ?
Người xưa từng có câu: “Bé không vin, lớn gãy cành, đá cả nồi canh” kia mà! Cái cây mới mọc, thân mềm cành nhỏ, ta muốn uốn theo hình dáng thế nào cũng được, để lớn quá một chút, thân cứng cành chắc, làm sao mà uốn cho cành khỏi gãy ? Cầu thủ cũng vậy, cần được rèn luyện đạo đức và giáo dục nhân cách tư tưởng từ khi mới khởi nghiệp và phải tiếp tục cả khi đã trưởng thành, để nếu không là cầu thủ giỏi thì chí ít họ cũng là một công dân hữu ích, còn ngược lại, một cầu thủ ngôi sao mà có khiếm khuyết về nhân cách và đạo đức thì chẳng khác nào tai hoạ tiềm ẩn cho cả cộng đồng.
Với chừng ấy câu chuyện không vui như vậy đã khiến thông tin ĐTVN chuẩn bị cho trận đấu đầu tiên kể từ khi HLV Phan Thanh Hùng chính thức cầm quân bỗng nhiên trở nên lọt thỏm. Thậm chí, không ít người còn hồ nghi về tương lai của ĐTVN ở AFF Suzuki Cup 2012 vào cuối năm nay, bởi vụ Huy Hoàng bị bắt quả tang đang “phiêu” trong ôtô chắc chắn không phải là trường hợp cuối cùng với cầu thủ VN, và không biết còn bao nhiêu “thần tượng” chưa bị “lộ sáng”, và liệu có ai dám bảo đảm trong số hơn 20 thành viên của ĐTVN hiện nay không có tuyển thủ nào là bạn “cùng hội cùng thuyền” với Huy Hoàng trong các phi vụ ăn chơi?
Sự cố liên quan đến Huy Hoàng khiến niềm tin nơi người hâm mộ dành cho BĐVN bị suy giảm nghiêm trọng. |
Vụ việc của Huy Hoàng chỉ có thể mang lại cảm giác bất ngờ cho những ai không quan tâm tới cuộc sống bên ngoài sân bóng của cầu thủ, còn với người trong cuộc thì tuyệt nhiên không hề sửng sốt, có chăng chỉ là câu hỏi tại sao một cầu thủ có tiếng là “quái” như Huy Hoàng lại “thất thố” tới mức để xảy ra sự cố ngay trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ như vậy mà thôi. Đến đây hẳn sẽ có người đặt vấn đề công tác quản lý và giáo dục cầu thủ của các CLB được thực hiện như thế nào mà để xảy ra tình trạng như của Huy Hoàng, phải chăng các đội bóng chỉ chú trọng tới kết quả trên sân bóng, còn cuộc sống bên ngoài của cầu thủ như thế nào thì không quan trọng?
Câu trả lời là vừa không đúng lại vừa đúng! Không đúng là bởi không riêng gì cầu thủ VN mà cầu thủ thế giới cũng có rất nhiều ngôi sao dính vào scandal ăn chơi thác loạn hoặc bị phát hiện sử dụng chất bị cấm, chẳng hạn như vụ tiền đạo ĐT Brazil Robinho từng công khai nhờ vệ sĩ mua hộ anh 40 chiếc… bao cao su để phục vụ cho một bữa tiệc sex điên dại, khiến đến cả đồng đội của Robinho là Elano khi ấy cũng bức xúc tới mức không kiềm chế nổi mà phải tự tay viết dòng chữ “Safrado” (tiếng lóng BĐN có nghĩa là trơ trẽn, hạ tiện) lên chiếc xe của Robinho, hay vụ cựu ngôi sao ĐT Rumani Adrian Mutu thân bại danh liệt vì hết sử dụng ma tuý ở Anh lại chơi doping ở Italia.
Đúng là bởi những khái niệm như rèn luyện đạo đức hay giáo dục nhân cách tư tưởng là chuyện quá xa vời với bóng đá VN, mà chỉ nhìn từ vụ việc vừa rồi của Quốc Long (HN.T&T) ở trận chung kết Cúp QG với SG.XT là đủ hiểu. Hậu vệ của HN.T&T đã có những lời lẽ phỉ báng cùng nhiều hành động phản cảm với một phóng viên đáng tuổi cha chú của mình từ lúc còn thi đấu trên sân cho tới khi lên bục nhận huy chương, và hầu như ai có mặt ở sân cũng nhìn thấy, thế mà tận mấy ngày sau khi được hỏi thì HLV trưởng Phan Thanh Hùng của HN.T&T còn nói rằng: “Tôi mới chỉ nghe báo chí nói lại vụ việc này. Mọi việc diễn ra rất nhanh lại xa nên tôi không tận mắt chứng kiến”. Và có lẽ cũng vì “không tận mắt chứng kiến” nên HLV Phan Thanh Hùng phải chờ tới khi ban Kỷ luật chính thức đề nghị Tổng cục TDTT và VFF loại Quốc Long khỏi ĐTVN vì tư cách đạo đức và thái độ thiếu thành khẩn thì ông Hùng mới để cầu thủ này rời ĐTVN để trở về địa phương.
Chỉ một ví dụ như thế là đủ thấy nếu cầu thủ không mắc phải những sai lầm theo kiểu “bắt tận tay day” tận mắt, khiến dư luận cảm thấy bức xúc, phẫn nộ, khiến cơ quan quản lý Nhà nước phải lên tiếng và yêu cầu có biện pháp xử lý, thì rất ít HLV dám thực thi các hình thức kỷ luật theo dạng “quân pháp bất vị thân” với cầu thủ dưới quyền, nhất là khi chuyện không hay lại xảy ra với các trụ cột hoặc ngôi sao của đội bóng.
Việc nhỏ như lời ăn tiếng nói và cách hành xử trên sân của cầu thủ mà HLV còn không biết mà phải nhờ tới sự trợ giúp của báo chí, dù rằng chính mình cũng tham dự trận đấu đó từ đầu đến cuối, thì làm sao có thể nói tới những chuyện to tát hơn như rèn luyện đạo đức, giáo dục nhân cách tư tưởng, hay kiểm soát và quản lý cuộc sống bên ngoài sân bóng của cầu thủ?
Người xưa từng có câu: “Bé không vin, lớn gãy cành, đá cả nồi canh” kia mà! Cái cây mới mọc, thân mềm cành nhỏ, ta muốn uốn theo hình dáng thế nào cũng được, để lớn quá một chút, thân cứng cành chắc, làm sao mà uốn cho cành khỏi gãy ? Cầu thủ cũng vậy, cần được rèn luyện đạo đức và giáo dục nhân cách tư tưởng từ khi mới khởi nghiệp và phải tiếp tục cả khi đã trưởng thành, để nếu không là cầu thủ giỏi thì chí ít họ cũng là một công dân hữu ích, còn ngược lại, một cầu thủ ngôi sao mà có khiếm khuyết về nhân cách và đạo đức thì chẳng khác nào tai hoạ tiềm ẩn cho cả cộng đồng.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO |
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO |
Xuân Thông (TT&VH)