Học sinh bị đầu độc chất gây nghiện: Chỉ biết "phê" mà chưa biết sợ

26/03/2012 14:35
Đỗ Quyên Quyên
(GDVN) - Sử dụng chất gây nghiện rất dễ bị suy nhịp tim, thoái hóa não, ung thư và dẫn đến tử vong. Hầu hết các HS đều không biết tác hại của các chất gây nghiện.
Đa dạng các hình thức sử dụng

Các chất gây nghiện tổng hợp ban đầu có mục đích nhằm bào chế thuốc phục vụ trong y học. Nhưng việc sử dụng các chất gây nghiện hiện đang gây khủng hoảng trên toàn thế giới, bắt đầu từ năm 2003 tại Châu Mỹ La tinh. Ở nước ta tệ nạn này phát triển theo chiều hướng xấu trong một bộ phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều hiện tượng này từ năm 2006 dưới hình thức hít keo “chó”. Đó là thú vui quái dị: bỏ keo dán gỗ, dán sắt vào bao nilong rồi đưa lên mũi hít mùi hôi nồng. Nhưng học sinh lại không hề biết rằng, hít "keo chó” có mùi cực độc và gây nghiện.

Hiện tại, dư luận xôn xao về hàng loạt “Nghi án” học sinh Bắc Ninh bị đầu độc bằng chất gây nghiện. Các em thú thực kể lại rằng đã trực tiếp cho bột trắng vào giấy bạc rồi dùng lửa hơ đến khi khói bay ra, hít vào gây ảo giác.

Tại các trường Phổ thông tại TPHCM rộ lên “phong trào” học sinh truyền tai nhau về một loại “thần dược” rẻ tiền mang tên Recotus. Loại thuốc này bản chất có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở thành tủy. Trong sản phẩm của thuốc có thành phần hóa học tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin. Nhưng nếu lạm dụng có thể gây hậu qủa lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc. Đó là các biểu hiện hưng phấn, tác dụng trực tiếp đến tim, huyết áp.

Thanh thiếu niên “rộ” lên lối sống thác loạn mà tâm điểm là sử dụng ma túy tổng hợp thường được gọi là “thuốc lắc”. Đây là loại thuốc gây nghiện thuộc loại cực nguy hiểm.

Các nhà kinh doanh trái phép, những người lợi dụng đã “khéo léo” biến tấu chất gây nghiện theo nhiều hình thức tinh vi cho đối tượng sử dụng dưới dạng: đốt, hút, ngửi, uống... Ban đầu các em bị dụ dỗ sử dụng dưới hình thức miễn phí hoặc giá rẻ nhưng sau khi các em có biểu hiện “nghiện”, giá của những chất gây nghiện này dần “chát” thêm.

Ban đầu các em bị dụ dỗ sử dụng dưới hình thức miễn phí hoặc giá rẻ nhưng sau khi các em có biểu hiện “nghiện”, giá của những chất gây nghiện này dần “chát” thêm. Nguồn Tin247.com
Ban đầu các em bị dụ dỗ sử dụng dưới hình thức miễn phí hoặc giá rẻ nhưng sau khi các em có biểu hiện “nghiện”, giá của những chất gây nghiện này dần “chát” thêm. Nguồn Tin247.com

Sử dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến tử vong.

Chất gây nghiện không những tàn phá sức khỏe của con người mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về sau. Trong chất gây nghiện có 3 loại chất gây độc chính cho sức khỏe là: Methylene chloride, ethyl acetate và toluene. Trong đó chất toluene thường gặp chiếm 70% độc hại.

Những chất gây nghiện khi hút nhiều sẽ giống như ma túy, mang lại cảm giác “phê”. Nếu sử dụng trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến thần kinh như: hưng phấn, trầm cảm, ức chế hô hấp, ảnh hưởng đến tim, phổi, gan nặng hơn là suy nhịp tim, thoái hóa não. Nếu sử dụng thường xuyên có thể gây ung thư bởi chất gây nghiện chứa rất nhiều chất độc.

Các chất gây nghiện được gọi là "hướng tâm thần", nghĩa là gây ức chế và kích thích hệ thần kinh trung ương. Lạm dụng các chất này sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, đặc biệt dễ bị suy nhược tâm thần.

Bên cạnh đó, quan tâm đến sử dụng chất gây nghiện để đạt cảm giác khoái cảm, người nghiện thường bỏ ăn uống dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, cùng một lúc nhiễm nhiều loại bệnh.

Các bậc cha mẹ học sinh nên chú ý quan sát con mình xem có những biểu hiện ban đầu về tâm lý như: lẩn trốn, bỏ học, dễ bị kích động, có cảm giác về tội lỗi của mình, bộc lộ sự thay đổi tâm trạng, xa lánh gia đình...

Chưa dừng ở đó, dần dần, sự thay đổi về tâm lý sẽ tiếp tục dẫn đến sa sút trong sức khỏe như: vẻ ngoài xanh xao, giảm câm đột ngột, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ...

Người sử dụng chất gây nghiện rất dễ bị phụ thuộc về tâm lý và sức khỏe. Về tâm lý, người sử dụng đến một mức độ, luôn có cảm giác ham muốn không kiềm chế được. Còn về mặt thể chất, nếu quen dùng mà ngưng lại, không sử dụng tiếp thì sẽ gây nên rối loạn y học như: vật vã, tiêu chảy, ói mửa, đau nhức cơ xương, nhịp tim hỗn loạn.

Từ đây, học sinh có thể dẫn đến nhiều hành vị phạm pháp xã hội như: trộm cắp, cờ bạc... thậm chí gây tội ác, cướp của, giết người để có tiền sử dụng chất gây nghiện. Các chất gây nghiện thực ra là độc chất, chỉ cần dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong.

Một trong những nguyên nhân các em dễ bị sa đà vào con đường nghiện hút là do chưa nhận thức được hết các tác hại của những chất gây nghiện. 

Nhờ sự tuyên truyền rộng khắp tác hại của thuốc lá, nhận thức của người dân nâng cao nên tỉ lệ người hút thuốc ở Việt Nam cũng đã bắt đầu giảm dần. Hy vọng, trong thời gian tới, các trường học đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về các chất gây nghiện để các học sinh hiểu và chủ động phòng tránh.

Thú vui quái dị của học sinh là hít "keo chó"
Thú vui quái dị của học sinh là hít "keo chó"

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng


Đỗ Quyên Quyên