Giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa Ngữ văn 12

13/12/2023 06:37
Cao Nguyên (ghi)
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Một số giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh góp ý bản mẫu sách giáo khoa Ngữ văn 12 - bộ Cánh Diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh được gợi ý nội dung góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 12 như sau:

1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

2. Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/ hình ảnh chưa phù hợp (nếu có).

3. Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/ xem/ viết/ nghe/ nói/ làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

Dưới đây là một số góp ý của giáo viên Ngữ văn bậc trung học phổ thông:

Bản mẫu sách giáo khoa Ngữ văn 12. (Ảnh: Cao Nguyên)

Bản mẫu sách giáo khoa Ngữ văn 12. (Ảnh: Cao Nguyên)

Tên bài Trang/
dòng
Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Bộ Cánh Diều



Truyện truyền kỳ và truyện ngắn hiện đại 12 Hai thể loại truyện truyền kỳ và truyện ngắn hiện đại nên gộp chung vào một bài. Chỉ nên nghị luận đánh giá 1 tác phẩm truyện, liên hệ so sánh với tác phẩm khác (thể loại/ chủ điểm). Thao tác so sánh 2 tác phẩm truyện rất nặng, khó, gây khó khăn cho phần đông học sinh.
Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại 34 Kiến thức Ngữ văn. Thêm thông tin. Thông tin còn sơ sài, không đủ cung cấp tri thức để hiểu và đọc được thể loại này. Do đó, cả giáo viên và học sinh gặp khó khăn khi học phần Đọc bài 7 (gồm các tác phẩm lớn, nổi tiếng).
Viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện 35 Như tên bài học Chỉ nên nghị luận đánh giá 1 tác phẩm truyện, liên hệ so sánh với tác phẩm khác (thể loại/ chủ điểm). Thao tác so sánh 2 tác phẩm truyện rất nặng, khó, gây khó khăn cho phần đông học sinh.
Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí 44 Như tên bài học Chỉ nên nghị luận đánh giá 1 tác phẩm kí, liên hệ so sánh với tác phẩm khác (thể loại/ chủ điểm). Thao tác so sánh 2 tác phẩm kí khó, gây khó khăn cho phần đông học sinh.
Bài 2: Nhật kí, phóng sự, hồi kí 53 Khúc tráng ca nhà giàn Bỏ phóng sự Bỏ phóng sự vì lượng kiến thức nhiều, khó đối với học sinh.
Chiếc thuyền ngoài xa 32 Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này? Thay cụm từ trong câu: Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió xuất hiện trong đoạn văn này? Vì ở đầu tác phẩm chiếc thuyền hiện ra trong bầu sương mù trắng như sữa, đẹp huyền ảo, mơ màng. Đến gần cuối tác phẩm là hình ảnh con thuyền đơn độc giữa sóng gió. Hai hình ảnh khác nhau nên không thể cho rằng “con thuyền giữa sóng gió được lặp lại”.
Quyết định khó khăn nhất 65 Phương trâm tác chiến. Phương châm tác chiến. Sai lỗi chính tả.
Đàn ghi-ta của Lorca 65 Như tên bài học. Nên thay thế bằng một tác phẩm thơ khác. Văn bản khó tiếp cận, học sinh gặp nhiều khó khăn để nắm được nội dung bài học.
Thời gian 71 Như tên bài học. Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không? Gây khó khăn cho học sinh đại trà.
Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án 105 Mồi dử bọn trộm cướp. Mồi nhử. Sai lỗi chính tả.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 111 Như tên bài học. Cân nhắc có đưa vào giảng dạy hay không? Nội dung văn bản vượt quá sức của nhiều giáo viên.
Bài 4: Văn tế, thơ 122 Lưu biệt khi xuất dương Thay tên gọi biện pháp tu từ nghịch ngữ Giữ như cách gọi cũ: đối lập/Tương phản.
Biện pháp tu từ nghịch ngữ 126 Chỉ có bài tập thực hành. Thêm lí thuyết. Nội dung văn bản vượt quá sức của nhiều giáo viên.
Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm 128 1. Định hướng tiểu mục 1.1 và 1.2. Nên thêm tiểu mục 1.3. Kĩ năng viết email (thư điện tử). Nhiều học sinh không biết kĩ năng viết thư điện tử.
Thực hành tiếng Việt 152 Như tên bài học. Thay tên gọi bài học. Tên gọi bài học không ăn nhập với nội dung.
Bộ Chân trời sáng tạo



Bài 1. Những sắc điệu thi ca (thơ cổ điển và lãng mạn) 9 Thơ cổ điển và lãng mạn. - Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003 thì:
+ Cổ điển là: (Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật) có tính chất tiêu biểu của thời cổ; ưu tú, đã được thử thách qua thời gian và được công nhận là mẫu mực. (Trang 203).
+ Lãng mạn là: thuộc chủ nghĩa lãng mạn, có tính chất của chủ nghĩa lãng mạn. (Trang 543). Cần sự giải thích khoa học từ tập thể tác giả về vấn đề này.
Giáo viên băn khoăn về từ cổ điển và lãng mạn. Trong thơ ca cổ điển có nét lãng mạn không? Có sự giao thoa gì giữa nội hàm từ cổ điển và lãng mạn hay không? Nếu có sự giao thoa về ý nghĩa thì việc đặt tựa đề như trên có phù hợp không?
Bài1: Những sắc điệu thi ca 11, 13, 19 Phần giới thiệu khái quát về bài thơ ở đầu văn bản và giới thiệu khái quát về tác giả ở cuối văn bản. Nên bổ sung thêm một cách ngắn gọn thông tin về hoàn cảnh sáng tác/ cảm hứng sáng tác của bài thơ và nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của tác giả. Giúp học sinh có định hướng tốt hơn khi đọc hiểu bài thơ; nhận diện được sự khác biệt giữa phong cách trung đại và hiện đại của các nhà thơ tiêu biểu trong các văn bản đọc hiểu.
Phần viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ 17 Như nội dung bài học. Giúp học sinh rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội với các vấn đề khác nhau trong thực tế đời sống. Ví dụ: Vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế (bản sắc văn hóa, lối sống )/ cuộc cách mạng 4.0 (trí tuệ nhân tạo…) Nên thay thế bằng một vấn đề khác, tránh trùng lặp nội dung ở Bài 2.
Bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống 29 Phần Tri thức ngữ văn về phong cách hiện thực trong văn học Việt Nam. Cần bổ sung tri thức về phong cách hiện thực trong hai giai đoạn văn học. Giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về đặc điểm của văn học hiện thực qua các thời kì /giai đoạn khác nhau (thấy được sự kế thừa, phát triển, riêng biệt trong lịch sử văn học Việt Nam).
Bài 4 100 Phần đọc. Nên thay văn bản 1: “Con gà thờ” của Ngô Tất Tố bằng một phóng sự khác. Không mới mẻ, không hợp thời đại.
Bài: Khám phá tự nhiên và xã hội 107, 116 Phần viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. Cần thay đổi tên bài học vì trùng với tên bài của phần viết và nói ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 (tập 1). Điều chỉnh tên bài học để thấy được sự nâng cao của kĩ năng viết, nói báo cáo nghiên cứu ở lớp 12 so với lớp 11.
Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống



Viết văn bản nghị luận so sánh hai tác phẩm truyện 27, 28, 29 Văn bản so sánh hai tác phẩm lạ học sinh chưa hề học qua nên học sinh đọc sẽ không hiểu. Chọn hai tác phẩm học sinh đã được học hoặc đọc mở rộng trong chương trình. Quá khó cho việc dạy để học sinh hiểu. (Yêu cầu học sinh đọc hai tác phẩm khi về nhà thì không phải học sinh nào cũng làm theo yêu cầu giáo viên).
Bài 2: Những thế giới thơ 44 Văn bản 2: Tây Tiến (Quang Dũng) Đã có trong chương trình lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo - không nên dùng lại ngữ liệu đã được dùng của khối lớp trước (dù là khác bộ sách). Việc lặp lại sẽ không còn hấp dẫn khi các đơn vị chọn bộ sách để học (năm lớp 10 chọn Chân trời sáng tạo nhưng năm lớp 11 và lớp 12 chọn bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận 64 Văn bản 1: Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc Bổ sung hệ thống câu hỏi của văn bản 1, lấy kĩ năng thao tác lập luận làm trọng tâm. Hệ thống câu hỏi chủ yếu về phân tích nội dung, chưa kết nối tri thức ngữ văn.
Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể: Văn bản 1: Hải khẩu linh từ 94 Dung lượng quá lớn. Giảm tải lại văn bản. Trích đoạn ngắn lại bởi vì học sinh phải đọc trước, không có thời gian đọc văn bản trước lớp.
Viết văn nghị luận về vay mượn, cải biên, sáng tạo trong tác phẩm văn học 115 Như nội dung bài học. Vấn đề này khó và tính ứng dụng ít. Nên chọn vấn đề phù hợp với trình độ học sinh.
Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kí 106 Văn bản 2: Muối của rừng (Trích - Nguyễn Huy Thiệp). Đã có trong chương trình lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo - không nên dùng lại ngữ liệu đã được dùng của khối lớp trước (dù là khác bộ sách). Việc lặp lại sẽ không còn hấp dẫn khi các đơn vị chọn bộ sách để học.
Bài 5. Tiếng cười của hài kịch 151 Thực hành viết: - Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội có tính tổng hợp, khái quát có thể không nổi bật vì tính mới mẻ, đột phá, nhưng cũng không phải là một sự tổng hợp thông tin đơn giản. Khi trình bày các luận điểm, người viết phải đồng thời cho thấy cách tiếp cận riêng của mình. Cân nhắc và đưa vào bảng nhận xét tính chính xác/ không chính xác, hoàn thiện/ chưa hoàn thiện ở phần viết. Dù chỉ nghiên cứu về một vấn đề khoa học ở bước cơ bản trong trình độ phổ thông, nhưng các em học sinh vẫn sẽ có những bối rối, lúng túng nhất định khi tiếp cận và thực hành.

Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của một số giáo viên dạy môn Ngữ văn được tác giả Cao Nguyên ghi lại. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: toasoan@giaoduc.net.vn.

Cao Nguyên (ghi)