9 thói quen "ném tiền qua cửa sổ" của sinh viên thời nay

01/06/2012 06:03
Châu Long (Theo Forbes)
(GDVN) - Đối với sinh viên, tiền bạc cũng như cách quản lý chi tiêu luôn là một vấn đề cần bàn tới. Bởi lẽ trong khi không ít bạn sớm tìm cách kiếm tiền để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, thậm chí tự lo cho cuộc sống độc lập của mình thì một bộ phận đáng kể khác vẫn cần sự bao bọc từ cha mẹ. Và dù gia đình có điều kiện, hay tự mình kiếm được tiền thì quản lý tài chính không phải việc bạn nào cũng làm tốt. Dưới đây là 10 thói quen tiêu tiền sai lầm và khá phổ biến mà mỗi sinh viên nên tránh.
1. Mua sách đắt tiền


Sách là một kho báu tri thức quý giá đối với học sinh, sinh viên. Không lạ khi nhiều bạn giành giụm cả tiền ăn sáng để mua cho bằng được cuốn sách mình yêu thích. Tiêu tiền vào sách vở cũng được các phụ huynh hết sức ủng hộ và sẵn lòng rút hầu bao. Tuy nhiên hiện nay, giá sách, đặc biệt là sách nước ngoài khá đắt đỏ và có thể ngốn một khoản kha khá. Cho nên thay vì mang về những cuốn sách đọc vài lần rồi cất vào một góc ngăn bàn, bạn nên thuê hoặc mượn tại thư viện trường, đại sứ quán, hay các quầy thuê sách báo giành cho sinh viên.

2. Những khoá học thêm đắt tiền


Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên được khuyến khích tích luỹ kiến thức càng nhiều càng tốt cho tương lai sau này của các bạn. Cũng bởi lẽ đó mà nhiều bạn tìm đến những lớp học kỹ năng mềm, ngoại ngữ hay tin học chi phí tốn kém. Còn chưa kể học xong, không phải bạn nào cũng thấy những gì được dạy là có ích, thiết thực với cuộc sống hay công việc. Vì lẽ đó, bạn nên cân nhắc trước khi ghi tên mình lên tờ phiếu đăng ký với mức phí không nhỏ. Hãy cố gắng phát huy năng lực tự học với các tài liệu phong phú tại thư viện, mạng internet hay trong chính công việc bán thời gian nào đó.

3. Mua xe đắt tiền

Lời khuyên là hãy đi xe đạp tới trường, vừa rèn luyện sức khỏe, lại tiết kiệm
Lời khuyên là hãy đi xe đạp tới trường, vừa rèn luyện sức khỏe, lại tiết kiệm

Tại các trường đại học hiện nay, bãi gửi xe máy rộng hơn xe đạp gấp hai, gấp 3 lần. Bởi lẽ, nhiều bạn đã sớm được gia đình trang bị, hay tự ki cóp và tậu cho mình một chiếc xe máy đẹp. Xưa có chiếc cup đã là một niềm tự hào thì nay những thương hiện xa xỉ như SH, Liberty, Vespa…đã không còn xa lạ. Nhiều giáo viên còn cười vui rằng mình không được bằng học trò. Nhưng liệu việc mua một chiếc xe ‘sịn’ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường có phải là một món chi hợp lý ? Trong khi đó nếu đến trường bằng xe đạp, xe buýt, bạn sẽ tiết kiệm được những khoản lớn, không những là tiền bỏ ra mua xe mà còn xăng dầu, bảo hiểm, phí gửi xe…

4. Thuê nhà trọ cao cấp

Nên rủ vài người bạn cùng thuê nhà để tiết kiệm chi phí
Nên rủ vài người bạn cùng thuê nhà để tiết kiệm chi phí

Nhà riêng hay những căn hộ trung cư là lựa chon của nhiều sinh viên có điều kiện. Thậm chí có bạn còn thuê cả…ô sin. Một căn phòng xa hoa đúng là tiện nghi, thoải mái, nhưng có thực sự mang lại cho bạn niềm hạnh phúc của đời sinh viên ? Hãy tận dụng những khu nhà trọ bình dân, chung phòng với một vài người bạn. Rồi bạn sẽ thấy cái thú vị của những năm tháng ngắn ngủi nhưng rất đáng nhớ này.

5. Cứ cần là mua

Rất cần tiết kiệm chi phí để đảm bảo cho cả kế hoạch học tập
Rất cần tiết kiệm chi phí để đảm bảo cho cả kế hoạch học tập

Khi nhiều sinh viên khá thích thú với những dịch vụ miễn phí tại trường như làm thẻ ngân hàng, đăng ký SIM điện thoại, đổi bóng đèn, lễ hội đổi đồ hay thậm chí là phát cà phê, sữa và đồ ăn thử thì một số bạn khác lại không thèm ngó tới. Thay vàođó, họ sẵn sàng rút hầu bao cho những hoá đơn đắt tiền tại siêu thị lớn, cửa hàng, văn phòng phẩm cho những đợt mua sắm hàng loạt, phục vụ cho việc học hành của mình. Từ chiếc bút chì cho tới cuốn vở, chỉ cần tiết kiêm một chút thôi, bạn đang tự tạo cho mình thói quen chi tiêu hợp lý !

6. Ăn sang

Bữa cơm của sinh viên thời nay đa phần vẫn giản dị. Nhưng cái sang là ở chỗ thay vì cùng bạn bè nấu nướng tại nhà trọ hay mua những suất cơm hộp giành cho sinh viên, nhiều người lại thích thú với các tiệm KFC, BBQ hay Lotteria và đồ ăn nhanh hơn. Ăn sang mặc đẹp đã trở thành khẩu hiệu của một bộ phận sinh viên chưa nghĩ đến việc quản lý tài chính cá nhân. Một vài cuộc hẹn ăn uống với bạn bè nhân ngày sinh nhật hay gặp gỡ tại những nơi đắt tiền sẽ trở nên đẹp và đáng nhớ, nhưng chuộng thói ăn sang, nhất là khi còn phụ thuộc vào gia đình thì quả là không nên chút nào.

7. Tham gia vào những câu lạc bộ ‘V.I.P’


Chuyện hội nhóm không còn xa lạ với giới sinh viên. Các câu lạc bộ trẻ với mục đích giao lưu, học hỏi hay hướng nghiệp với hội phí thấp và dựa trên tin thần hoà nhập của giới trẻ quả thực là những không gian quý báu. Song một số lại chọn các nhóm chơi, câu lạc bộ ‘V.I.P’ mà nộp những khoản hội phí ‘khủng’, chơi bời đua đòi là chính. Những câu lạc bộ ấy có cho bạn tình bạn và những bài học cuộc sống thực sự, hay khi hết tiền sẽ bị khai trừ không thương tiếc ? Đừng bỏ tiền mua niềm vui phù phiếm !

8. Tiêu bằng… thẻ

Trước đây, khi chưa có dịch vụ thẻ ATM, phụ huynh thường trực tiếp quản lý việc chi tiêu cho con em mình bằng những khoản học phí, phụ phí hay tiền tiêu vặt cố định. Sinh viên xa nhà cũng phải thu xếp về nhà, hoặc bố mẹ sẽ khăn gói lên thăm con. Nhưng nay bạn nào cũng có sẵn trong ví một, hay đôi ba chiếc thẻ ATM tiện lợi. Có những bạn còn sở hữu những chiếc thẻ vàng thẻ bạc với tài khoản hàng chục triệu đồng có thể thanh toán trực tiếp thay tiền mặt tại các cửa hàng lớn. Đừng khiến dịch vụ hiện đại và văn minh này trở thành phương tiện để sinh viên ném tiền qua cửa sổ sau một lần quẹt thẻ.

9. Bỏ qua giá trị của chiếc thẻ sinh viên mà bạn sở hữu.

Với chiếc thẻ sinh viên của mình, bạn sẽ được giảm giá vé xem phim, ăn uống, đăng ký các dịch vụ ngân hàng, viễn thông hay du lịch. Tuy nhiên không ít bạn đã bỏ qua điều này. Hãy tận dụng hết những gì mình đang có thay vì lãng phí tiền bạc một cách không cần thiết !


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

PGS.Trịnh Hòa Bình:Phạt học phí "tàn khốc" ở ĐHCN TPHCM là quá lố bịch

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: "Bộ Giáo dục đừng hứa quyết tâm làm gì"

TS. Nguyễn Văn Khải: "30 năm trước, Việt Nam đã có nạn đạo văn"

Chùm ảnh: Lung linh như... nữ sinh chia tay ngày cuối cấp

Hình phạt "tàn khốc" ở ĐHCN TPHCM đã xô đổ ước mơ của con trai tôi

Đắng lòng nhà trọ ổ chuột sinh viên (P7)

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng



Châu Long (Theo Forbes)