Cựu Chủ tịch Vinashin lĩnh án 20 năm tù

31/03/2012 06:01
Tuệ Minh
(GDVN) - Hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra là đặc biệt nghiêm trọng…
Như vậy, sau 4 ngày xét xử, cuối giờ chiều ngày 30/3, Hội đồng xét xử đã tuyên án các bị cáo trong vụ án sai phạm ở tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Các bị cáo trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình (SN 1953 – nguyên Chủ tich HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin); Hoàng Gia Hiệp (SN 1972 - nguyên Phó TGD công ty Tài chính TNHH MTV công nghiệp tàu thủy); Trần Quang Vũ (SN 1958 - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin); ông Trần Văn Liêm (SN 1955 - nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn). 

Bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các bị cáo khác trước vành móng ngựa (Ảnh: Thanh Niên)
Bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các bị cáo khác trước vành móng ngựa (Ảnh: Thanh Niên)

Ngoài các bị cáo trên còn có các bị cáo khác gồm: Nguyễn Văn Tuyên (SN 1962 - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng Anh); Nguyễn Tuấn Dương (SN 1966 – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long); Tô Nghiêm (SN 1959 – nguyên TGĐ Công ty cổ phần đầu tư phát triển kinh tế Hải Hà); Trịnh Thị Hậu (SN 1964 – nguyên TGĐ Công ty tài chính TNHH MTV công nghiệp tàu thủy); Đỗ Đình Côn (SN 1962 – nguyên Phó TGĐ công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh).
Theo hồ sơ vụ án, bị cáo Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại hơn 850 tỉ đồng trong các dự án lớn của tập đoàn: mua tàu cao tốc Hoa Sen (đã gây thiệt hại số tiền hơn 469 tỉ đồng), xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (thiệt hại hơn 316 tỉ đồng), xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân (gây thiệt hại gần 67 tỉ đồng).
Cũng theo cáo trạng của VKSND tối cao, hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị can còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam...

Trước khi phiên tòa diễn ra, bị can Hồ Ngọc Tùng (SN 1959 - nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên CNTT), Giang Kim Đạt (SN 1978 - nguyên Trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin) đã bỏ trốn và hiện đang bị truy nã.
Sau 4 ngày thẩm vấn, xét hỏi và tranh luận, cuối giờ chiều 30/3, HĐXX đã tuyên phạt Phạm Thanh Bình 20 năm tù; Trần Văn Liêm 19 năm tù; Tô Nghiêm 18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyên 16 năm tù;  Trịnh Thị Hậu 14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp 13 năm tù; Trần Quang Vũ 11 năm tù; Đỗ Đình Côn 10 năm tù cùng về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng Nguyễn Tuấn Dương bị phạt 3 năm về tội sử dụng trái phép tài sản.

Điểm nóng

VỤ ÁN LÊ VĂN LUYỆN

Bão số 1 đang tiến vào Bình Thuận, Bắc Bộ trở rét từ đêm mai

Cháu Bích vẫn chưa biết bố mẹ và em gái đã chết

Những ký ức kinh hoàng của truyền nhân nghề săn cá mập

Bà nội Lê Văn Luyện: Vụ án này phải có ai giúp sức, đứng sau Luyện

Nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Vinashin bị đề nghị 19 - 20 năm tù

10 điểm nghi vấn gia đình bé Bích đòi làm rõ khi xử Luyện ngày 30.3

Lời kể “chết người” của học sinh bị đầu độc

Những sự kiện nổi bật

VỤ CƯỠNG CHẾ Ở HẢI PHÒNG

HIỆN TƯỢNG ĐINH LA THĂNG

Hình ảnh mới nhất về cuộc sống của người thân ông Đoàn Văn Vươn

"Hãy chỉ ra những lợi ích từ đề xuất thu phí, thưa Bộ trưởng Thăng"

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG

"Đây là lần cuối cùng tôi gửi tâm thư tới ngài, thưa Bộ trưởng Thăng"

Hình ảnh hài hước chỉ có ở Việt Nam: Những nụ cười răng sún

Một PGS.TS "mổ phanh" đề xuất thu phí của Bộ trưởng Thăng

Chùm ảnh: Kỳ bí suối cá thần có một không hai ở Việt Nam (P1)

GS.Đặng Hùng Võ hiến kế cho Bộ trưởng Thăng

Tuệ Minh