Loạt bài “Gian nan hành trình chạy trốn thần chết tại các bệnh viện” đăng tải trên giaoduc.net.vn tiếp tục nhận được sự quan tâm của độc giả. PGS. TS Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, thẩm mĩ của Việt Nam đã có những chia sẻ sắc sảo và thú vị về vấn đề y đức cùng Giáo dục Việt Nam. Nhận định về những sai phạm, tiêu cực được báo Giáo dục Việt Nam đăng tải trong loạt bài “Gian nan hành trình chạy trốn thần chết tại các bệnh viện”, PGS. TS Trần Thiết Sơn cho rằng: “ Chuyện bác sỹ, y tá quát mắng bệnh nhân, phong bì, cò mồi, các dịch vụ ăn theo xung quanh các bệnh viện… đã quá phổ biến ở Việt Nam. Thực trạng này khó lòng mà khắc phục được trong một sớm một chiều. Cò mồi bệnh viện thì hầu như bệnh viện nào cũng có nhất là với những bệnh viện tuyến trên. Khi nào chưa giải quyết được vấn đề viện phí thì vẫn còn tình trạng tiêu cực này…”
PGS. Ts Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội). Ảnh Thu Hòe |
Bác sỹ nhận phong bì không có gì là xấu
Chia sẻ quan điểm về hiện tượng phong bì trong ngành y tế, PGS. TS Trần Thiết Sơn cho rằng: “Dư luận nên nhìn nhận vấn đề phong bì bệnh viện ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc bác sỹ, y tá đòi hỏi “ngã giá” với bệnh nhân để đổi một dịch vụ khám chữa bệnh nào đó của bệnh viện, đó là điều khó lòng tha thứ và chấp nhận được trong ngành y. Phong bì bản chất không xấu nhưng người bác sỹ lạm dụng nó, đòi hỏi nó vì mục đích tư lợi thì lại cực xấu xa.
Chia sẻ quan điểm về hiện tượng phong bì trong ngành y tế, PGS. TS Trần Thiết Sơn cho rằng: “Dư luận nên nhìn nhận vấn đề phong bì bệnh viện ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc bác sỹ, y tá đòi hỏi “ngã giá” với bệnh nhân để đổi một dịch vụ khám chữa bệnh nào đó của bệnh viện, đó là điều khó lòng tha thứ và chấp nhận được trong ngành y. Phong bì bản chất không xấu nhưng người bác sỹ lạm dụng nó, đòi hỏi nó vì mục đích tư lợi thì lại cực xấu xa.
Vụ tiêu cực tại Viện K: "Nước mắt bệnh nhân không làm nên y đức"
Vụ tiêu cực tại Viện K: Cán bộ nhận “tiền bẩn” lỗi do… bệnh nhân
Tuy nhiên, ở những hoàn cảnh, trường hợp khác nhau nó lại được đánh giá là rất nhân văn. Vấn đề là phong bì đó đến lúc nào, thái độ của người đưa và người nhận phong bì ra sao? Người bác sỹ nhận phong bì có thái độ và cư xử như thế nào với bệnh nhân?” Theo quan điểm của PGS. TS Trần Thiết Sơn, chúng ta không thể đánh đồng hiện tượng đưa phong bì là một hiện tượng xấu để đánh giá y đức của ngành y. Một hiện tượng nhưng phản ánh rất nhiều bản chất khác nhau, nhiều quan hệ khác nhau. Có quan hệ tốt, có quan hệ không tốt. Quan hệ tốt từ phía bệnh nhân, quan hệ không tốt từ phía bệnh nhân, quan hệ tốt từ người làm y tế, quan hệ không tốt từ người làm y tế... Trên thực tế, dư luận đang nhìn phong bì dưới những khía cạnh tích cực hơn và không hề “ác cảm” quá nhiều như trước đó. Nên nhìn phong bì theo khía cạnh xã hội và khía cạnh bản chất sẽ tốt hơn là nhìn theo hiện tượng để vội vàng đánh giá về y đức…Y tế Việt Nam giống một nền kinh tế nhiều thành phần
Nhận định về mặt bằng y đức chung trong ngành y tế, PGS. TS Trần Thiết Sơn phân tích: “Mặt bằng y đức chung của ngành y tế Việt Nam hiện tại được ví như một nền kinh tế nhiều thành phần. Nhiều thành phần thì sẽ có nhiều mức độ về đạo đức. Người cao sẽ rất cao, người thấp sẽ rất thấp. Không có bất cứ một mẫu số chung nào. Trong cái tập thể ấy, mỗi thành viên thuộc mỗi thành phần kinh tế khác nhau, xuất xứ từ những nguồn gốc khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có các môi trường sống khác nhau… Môi trường không thuần nhất thì y đức cũng ko đồng nhất. Thực tế cho thấy, không có bất cứ căn cứ chính xác nào để đánh giá toàn diện và bao khoát được về y đức. Điều này cũng giống như việc, người ta chỉ nhìn thấy những mảng tối, mảng sáng trong cùng một cơ thể.” Theo PGS. TS Trần Thiết Sơn, tỉ lệ tương quan giữa mảng sáng và mảng tối trong cùng một cơ thể đó như thế nào phụ thuộc vào “sếp”. “Trên thực tế, khi Bệnh viện Xanh Pôn có quyết định nghiêm cấm y bác sỹ nhận phong bì dưới mọi hình thức, các cán bộ, nhân viên của bệnh viện đã thực hiện rất tốt do các phúc lợi khác được bệnh viện đảm bảo và có hình thức phạt nghiêm túc. Thế nhưng, khi khoa, bệnh viện không thể đảm bảo được các phúc lợi ấy nữa, không đảm bảo được cuộc sống của y bác sỹ thì hiện tượng phong bì lại quay trở lại. Khi thu nhập của bác sỹ được đảm bảo, cuộc sống của người ta thoải mái thì chúng ta hoàn toàn có thể lấy cái răn đe để giải quyết. Anh không đảm bảo được các phúc lợi cho nhân viên, không đảm bảo được cuộc sống cho nhân viên thì cũng không có quyền cấm nhân viên nhận phong bì. Mọi quyết định lúc đó trở thành vô nghĩa. Sếp – người lãnh đạo cao nhất của bệnh viện không làm được gương, có thói “ăn xó mó niêu”, lượm lặt, vun vén, vơ vét… thì nhân viên cũng đồng loạt bắt chước… Càng người kém cỏi, ngu dốt càng muốn tỏ ra “nguy hiểm", bác sỹ Sơn khẳng định.
Nhận định về mặt bằng y đức chung trong ngành y tế, PGS. TS Trần Thiết Sơn phân tích: “Mặt bằng y đức chung của ngành y tế Việt Nam hiện tại được ví như một nền kinh tế nhiều thành phần. Nhiều thành phần thì sẽ có nhiều mức độ về đạo đức. Người cao sẽ rất cao, người thấp sẽ rất thấp. Không có bất cứ một mẫu số chung nào. Trong cái tập thể ấy, mỗi thành viên thuộc mỗi thành phần kinh tế khác nhau, xuất xứ từ những nguồn gốc khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có các môi trường sống khác nhau… Môi trường không thuần nhất thì y đức cũng ko đồng nhất. Thực tế cho thấy, không có bất cứ căn cứ chính xác nào để đánh giá toàn diện và bao khoát được về y đức. Điều này cũng giống như việc, người ta chỉ nhìn thấy những mảng tối, mảng sáng trong cùng một cơ thể.” Theo PGS. TS Trần Thiết Sơn, tỉ lệ tương quan giữa mảng sáng và mảng tối trong cùng một cơ thể đó như thế nào phụ thuộc vào “sếp”. “Trên thực tế, khi Bệnh viện Xanh Pôn có quyết định nghiêm cấm y bác sỹ nhận phong bì dưới mọi hình thức, các cán bộ, nhân viên của bệnh viện đã thực hiện rất tốt do các phúc lợi khác được bệnh viện đảm bảo và có hình thức phạt nghiêm túc. Thế nhưng, khi khoa, bệnh viện không thể đảm bảo được các phúc lợi ấy nữa, không đảm bảo được cuộc sống của y bác sỹ thì hiện tượng phong bì lại quay trở lại. Khi thu nhập của bác sỹ được đảm bảo, cuộc sống của người ta thoải mái thì chúng ta hoàn toàn có thể lấy cái răn đe để giải quyết. Anh không đảm bảo được các phúc lợi cho nhân viên, không đảm bảo được cuộc sống cho nhân viên thì cũng không có quyền cấm nhân viên nhận phong bì. Mọi quyết định lúc đó trở thành vô nghĩa. Sếp – người lãnh đạo cao nhất của bệnh viện không làm được gương, có thói “ăn xó mó niêu”, lượm lặt, vun vén, vơ vét… thì nhân viên cũng đồng loạt bắt chước… Càng người kém cỏi, ngu dốt càng muốn tỏ ra “nguy hiểm", bác sỹ Sơn khẳng định.
"Để bác sỹ không "ăn tiền bẩn", nhà bác sỹ phải giầu..." |
Trước những ý kiến cho rằng, một bộ phận y bác sỹ đang kinh doanh, trục lợi trên thân xác người bệnh, PGS. TS Trần Thiết Sơn nêu quan điểm: “Nói như vậy là không đúng về bản chất. Rõ ràng người ta có chuyên môn và biết tận dụng chuyên môn để kiếm tiền, nhiều tiền. Không nên nhìn 1 hiện tượng cá biệt trong ngành y tế để đánh giá toàn bộ về ngành y tế. Thực tế người càng giỏi bao nhiêu thì càng ân cần và lễ độ bấy nhiêu. Ngược lại những người càng kém cỏi, ngu dốt bao nhiêu lại càng cố tỏ ra mình “nguy hiểm” bấy nhiêu…” PGS. TS Trần Thiết Sơn quan niệm, y đức là tổng thể của 3 yếu tố: giáo dục gia đình, môi trường đào tạo và môi trường làm việc. Các yếu tố này sẽ quyết định y đức của người bác sỹ, của ngành y tế. “ Giáo dục gia đình rất quan trọng! Người bác sỹ xuất thân ở một gia đình không có nói bậy, chửi thề chắc chắn vào môi trường làm việc, họ sẽ không bao giờ nói bậy. Học y rất tốn kém và mất thời gian. Người học phải bỏ ra một số tiền rất lớn để có được 1 tấm bằng. Chỉ khi người ta mất tiền, mất tâm huyết, người ta mới có thái độ trân trọng tấm bằng của mình. Môi trường làm việc cực kì quan trọng. Nếu sếp không là tấm gương, sếp tham lam, vơ vét, sếp là người nhặt nhạnh từng tí một thì chắc chắn là quân sẽ làm theo…”, PGS Sơn nói.Để bác sỹ không “ăn bẩn”, nhà bác sỹ phải giàu”
Cũng theo quan điểm của bác sỹ Sơn, nguyên nhân sâu sa của những tiêu cực bệnh viện là “quá tải”. Đây là tác động trực tiếp và lộ liễu nhất dẫn đến những tiêu cực của ngành y tế. Trước những vấn đề sai phạm, tiêu cực, chúng ta cần có thái độ nghiêm túc tìm hiểu đúng bản chất sự việc. Ai làm sẽ phải chịu trách nhiệm. Ông cho rằng: “Điều kiện cần và đủ của một người bác sỹ là: Nhà phải giầu, say mê, có trình độ, khát khao cống hiến, hy sinh. Đây là 4 yếu tố không thể thiếu với một người bác sỹ. Không say mê thì làm việc vật vờ như một cái bóng, kiểu gì cũng được. Không có chuyên môn thì luôn luôn bị động, không có chí tiến thủ, thiếu thiện chí và nghĩ ra đủ trò để ứng phó. Không có nhiệt huyết thì anh sẽ bao giờ thành công. Không có tiền thì luôn luôn đau đầu vì tiền…” “Muốn giải quyết được tiêu cực thì hãy cho y bác sỹ một cơ hội không phải lo về kinh tế. Phải lựa chọn được những người đẩy đủ tố chất, yêu thương họ, đào tạo họ… và bảo vệ họ. Lãnh đạo bệnh viện vừa phải mang đến một mức sống ổn định cho cán bộ, nhân viên y tế của mình vừa phải có biện pháp kiềm chế, kiểm soát, răn đe...”, PGS. TS Trần Thiết Sơn nhấn mạnh.
Cũng theo quan điểm của bác sỹ Sơn, nguyên nhân sâu sa của những tiêu cực bệnh viện là “quá tải”. Đây là tác động trực tiếp và lộ liễu nhất dẫn đến những tiêu cực của ngành y tế. Trước những vấn đề sai phạm, tiêu cực, chúng ta cần có thái độ nghiêm túc tìm hiểu đúng bản chất sự việc. Ai làm sẽ phải chịu trách nhiệm. Ông cho rằng: “Điều kiện cần và đủ của một người bác sỹ là: Nhà phải giầu, say mê, có trình độ, khát khao cống hiến, hy sinh. Đây là 4 yếu tố không thể thiếu với một người bác sỹ. Không say mê thì làm việc vật vờ như một cái bóng, kiểu gì cũng được. Không có chuyên môn thì luôn luôn bị động, không có chí tiến thủ, thiếu thiện chí và nghĩ ra đủ trò để ứng phó. Không có nhiệt huyết thì anh sẽ bao giờ thành công. Không có tiền thì luôn luôn đau đầu vì tiền…” “Muốn giải quyết được tiêu cực thì hãy cho y bác sỹ một cơ hội không phải lo về kinh tế. Phải lựa chọn được những người đẩy đủ tố chất, yêu thương họ, đào tạo họ… và bảo vệ họ. Lãnh đạo bệnh viện vừa phải mang đến một mức sống ổn định cho cán bộ, nhân viên y tế của mình vừa phải có biện pháp kiềm chế, kiểm soát, răn đe...”, PGS. TS Trần Thiết Sơn nhấn mạnh.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Thu Hòe