Hiển nhiên, nếu giá vàng thế giới lao dốc thì giá vàng Việt Nam cũng không thể duy trì được hình ảnh bong bóng như hiện nay.
Cú đảo chiều giảm của giá vàng thế giới từ mốc 1.900 USD/ounce xuống 1.860 USD/ ounce trong phiên giao dịch ngày 6/9/2011, cùng diễn biến tiếp tục tiêu cực trong ngày 7/9/2011 khi giá vàng đang lui về ngưỡng 1.820 USD/ ounce, đã tạo nên mô hình hai đỉnh của giá vàng. Trong phiên giao dịch 6/9/2011, giá vàng tương lai đã có thời điểm tăng vượt cả đỉnh cũ, nhưng sau đó nhanh chóng bị kéo xuống do làn sóng chốt lãi của nhà đầu tư và các quỹ lớn.
Trong khi đó, vẫn chưa xuất hiện sóng mua mạnh vàng của các quỹ lớn. Một vài quỹ còn nêu ra nhận định chưa nên nhập thêm vàng vào lúc này. Điều đó cho thấy tâm lý thận trọng của khối quỹ, bên cạnh hình ảnh bong bóng giá vàng phình to vẫn đang kề cận.
Hiện nay, vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều về xu hướng vận động của giá vàng thế giới. Một số nhà đầu tư và chuyên gia duy trì quan điểm cho rằng trong ngắn hạn giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng, thậm chí lực tăng của nó còn rất mạnh. Ngược lại, những người khác vẫn đang trông chờ một đợt sụt giảm đáng kể của giá vàng với biên độ có thể lên đến 20-30%.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 6/9/2011, chỉ số chứng khoán Dow Jones và các chỉ số chứng khoán của châu Âu đã trải qua một cơn thoát hiểm khi đà giảm mạnh đã chững lại. Hiện tượng này phản ánh những lo lắng về triển vọng suy thoái kinh tế thế giới cùng vấn nạn nợ công ở lục địa già vẫn còn nguyên đó, nhưng hoàn toàn không có thông tin tiêu cực nào mới xuất hiện và do vậy tâm lý người giữ cổ phiếu trở nên chai dần trong bối cảnh bất bênh.
Khá trái ngược với thời gian cách đây một tháng, lần này chứng khoán tuy giảm nhưng giá vàng lại không phá vỡ được đỉnh cũ. Hiện tượng này cho thấy một bộ phận nhà đầu tư đã bán vàng để chuyển tiền qua kênh chứng khoán. Giờ đây trong con mắt họ, vàng không còn là nơi trú ẩn quá an toàn nữa, trong khi cổ phiếu lại bắt đầu hấp dẫn nhờ vào việc giá đã giảm khá nhiều. Vì thế, một số nhà đầu tư đã tuân theo quan điểm lựa chọn kênh đầu tư nào đỡ rủi ro hơn và cũng dễ sinh lợi hơn trong ngắn hạn. Chứng khoán có thể chính là một kênh như thế.
Thông thường, chỉ số chứng khoán hoặc chỉ số vàng khi lập mô hình hai đỉnh sẽ có khả năng đảo chiều giảm sau đó. Vào tháng 5/2011, ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã lập mô hình hai đỉnh với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, để sau đó Dow Jones mất đến 16%, còn Nasdaq và S&P500 mất gần 20%, tạo nên một cú lao dốc thật sự về mặt bằng giá cổ phiếu.
Còn vào lúc này, dường như giá vàng thế giới đang lặp lại thế chơi vơi của chỉ số chứng khoán vào tháng 5/2011. Nói cách khác, giá vàng thế giới rất có thể đang dao động ở vùng đỉnh, mà cho dù trong ngắn hạn có phá vỡ đỉnh cũ thì cũng chỉ có thể tăng thêm không đáng kể. Một khả năng rõ hơn là từ thế đi ngang ở vùng đỉnh hiện nay, giá vàng thế giới có thể chuẩn bị bước vào một đợt giảm mạnh sắp tới.
Bối cảnh này vẫn là trạng thái giằng co giữa những thông tin tốt và xấu. Tuy nhiên, phương án phòng ngừa của FED vẫn đang tạo ra hiệu quả có tính tức thời. Hồ sơ về gói kích thích kinh tế QE3 vẫn được nằm nguyên trên bàn làm việc của chủ tịch FED Ben Bernanke, để vào bất cứ lúc nào tình hình xấu đi, một chữ ký sẽ có thể cứu vãn tình thế. Mặt khác, một gói kích thích việc làm cũng đang được Chính phủ Mỹ chuẩn bị, giúp cho tình trạng sử dụng lao động ở Mỹ thoát khỏi trạng thái trì trệ trong thời gian tới.
Tất nhiên, đợt giảm mạnh nếu có của giá vàng thế giới phải được thỏa mãn với điều kiện chỉ số chứng khoán Mỹ không tiếp tục giảm sụt mà duy trì thế đi ngang hoặc phục hồi nhẹ theo dạng răng cưa đi lên; đồng thời giá dầu thế giới cũng bứt xa hơn hẳn mốc 80 USD/thùng, cùng với chỉ số đo lường trạng thái phố Wall (VIX) tạo xu hướng giảm. Khi đó, nếu không nổ ra những tin tức u ám mới nào về nền kinh tế thế giới, giá vàng sẽ khó có thể giữ được vùng 1.800-1.900 USD/ounce.
Hiển nhiên, nếu giá vàng thế giới lao dốc thì giá vàng Việt Nam cũng không thể duy trì được hình ảnh bong bóng như hiện nay. Tại thời điểm này, giá vàng trong nước quy đổi đã gần như tương đương với giá vàng thế giới - 48 triệu đồng/lượng so với mốc 1.900 USD/ounce.
Một vấn đề cần được đặt ra tiếp theo là trong trường hợp rơi vào chu kỳ suy giảm, giá vàng thế giới sẽ giảm từ từ hay có lặp lại lịch sử của tháng 6/2006 hay tháng 3/2008, với mức sụt giảm lên đến 23%. Trong trường hợp giảm răng cưa, có thể vàng thế giới sẽ kéo dài một khoảng thời gian từ 6-8 tháng với giá trị mất mát khoảng 20%, tức sẽ về sát mốc 1.500 USD/oz. Giá vàng Việt Nam cũng theo đó mà giảm về vùng 40 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng giá vàng thế giới rơi vào một đợt sụt giảm mạnh như chỉ số chứng khoán Mỹ, với giá trị mất mát trong ngắn hạn lên đến 15%. Ứng với khả năng này, giá vàng thế giới sẽ về sát mốc 1.600 USD/oz.
Còn nếu lịch sử các năm 2006 và 2008 lặp lại, giá vàng thế giới sẽ giảm 23% về vùng 1.450-1.500 USD/ounce. Khi đó, giá vàng Việt Nam cũng sẽ giảm về vùng 37-38 triệu đồng/lượng.
Đối với thứ kim loại quý trên, một cái nhìn tỉnh táo vẫn rất cần được giữ gìn ngay cả khi thiên hạ rùng rùng kéo nhau đi mua vàng. Với tỷ lệ tăng đến 30% từ đầu năm 2011 đến nay, giá vàng thế giới dường như đã bắt đầu "loạn nhịp" và cần đến một nhịp điều chỉnh để có thể trở về đúng ý nghĩa là nơi tránh bão, trước khi tiếp tục đà tăng trưởng của nó vào năm 2012.
Cũng có thể, bong bóng vàng vẫn chưa phải là một khái niệm hợp thời vào giai đoạn này. Nhưng việc giá vàng thế giới đang vượt xa sức cầu của nền kinh tế cũng không phải là một cơ chế hợp lý.
Hiện nay, vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều về xu hướng vận động của giá vàng thế giới. Một số nhà đầu tư và chuyên gia duy trì quan điểm cho rằng trong ngắn hạn giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng, thậm chí lực tăng của nó còn rất mạnh. Ngược lại, những người khác vẫn đang trông chờ một đợt sụt giảm đáng kể của giá vàng với biên độ có thể lên đến 20-30%.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 6/9/2011, chỉ số chứng khoán Dow Jones và các chỉ số chứng khoán của châu Âu đã trải qua một cơn thoát hiểm khi đà giảm mạnh đã chững lại. Hiện tượng này phản ánh những lo lắng về triển vọng suy thoái kinh tế thế giới cùng vấn nạn nợ công ở lục địa già vẫn còn nguyên đó, nhưng hoàn toàn không có thông tin tiêu cực nào mới xuất hiện và do vậy tâm lý người giữ cổ phiếu trở nên chai dần trong bối cảnh bất bênh.
Khá trái ngược với thời gian cách đây một tháng, lần này chứng khoán tuy giảm nhưng giá vàng lại không phá vỡ được đỉnh cũ. Hiện tượng này cho thấy một bộ phận nhà đầu tư đã bán vàng để chuyển tiền qua kênh chứng khoán. Giờ đây trong con mắt họ, vàng không còn là nơi trú ẩn quá an toàn nữa, trong khi cổ phiếu lại bắt đầu hấp dẫn nhờ vào việc giá đã giảm khá nhiều. Vì thế, một số nhà đầu tư đã tuân theo quan điểm lựa chọn kênh đầu tư nào đỡ rủi ro hơn và cũng dễ sinh lợi hơn trong ngắn hạn. Chứng khoán có thể chính là một kênh như thế.
Thông thường, chỉ số chứng khoán hoặc chỉ số vàng khi lập mô hình hai đỉnh sẽ có khả năng đảo chiều giảm sau đó. Vào tháng 5/2011, ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã lập mô hình hai đỉnh với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, để sau đó Dow Jones mất đến 16%, còn Nasdaq và S&P500 mất gần 20%, tạo nên một cú lao dốc thật sự về mặt bằng giá cổ phiếu.
Còn vào lúc này, dường như giá vàng thế giới đang lặp lại thế chơi vơi của chỉ số chứng khoán vào tháng 5/2011. Nói cách khác, giá vàng thế giới rất có thể đang dao động ở vùng đỉnh, mà cho dù trong ngắn hạn có phá vỡ đỉnh cũ thì cũng chỉ có thể tăng thêm không đáng kể. Một khả năng rõ hơn là từ thế đi ngang ở vùng đỉnh hiện nay, giá vàng thế giới có thể chuẩn bị bước vào một đợt giảm mạnh sắp tới.
Bối cảnh này vẫn là trạng thái giằng co giữa những thông tin tốt và xấu. Tuy nhiên, phương án phòng ngừa của FED vẫn đang tạo ra hiệu quả có tính tức thời. Hồ sơ về gói kích thích kinh tế QE3 vẫn được nằm nguyên trên bàn làm việc của chủ tịch FED Ben Bernanke, để vào bất cứ lúc nào tình hình xấu đi, một chữ ký sẽ có thể cứu vãn tình thế. Mặt khác, một gói kích thích việc làm cũng đang được Chính phủ Mỹ chuẩn bị, giúp cho tình trạng sử dụng lao động ở Mỹ thoát khỏi trạng thái trì trệ trong thời gian tới.
Tất nhiên, đợt giảm mạnh nếu có của giá vàng thế giới phải được thỏa mãn với điều kiện chỉ số chứng khoán Mỹ không tiếp tục giảm sụt mà duy trì thế đi ngang hoặc phục hồi nhẹ theo dạng răng cưa đi lên; đồng thời giá dầu thế giới cũng bứt xa hơn hẳn mốc 80 USD/thùng, cùng với chỉ số đo lường trạng thái phố Wall (VIX) tạo xu hướng giảm. Khi đó, nếu không nổ ra những tin tức u ám mới nào về nền kinh tế thế giới, giá vàng sẽ khó có thể giữ được vùng 1.800-1.900 USD/ounce.
Hiển nhiên, nếu giá vàng thế giới lao dốc thì giá vàng Việt Nam cũng không thể duy trì được hình ảnh bong bóng như hiện nay. Tại thời điểm này, giá vàng trong nước quy đổi đã gần như tương đương với giá vàng thế giới - 48 triệu đồng/lượng so với mốc 1.900 USD/ounce.
Một vấn đề cần được đặt ra tiếp theo là trong trường hợp rơi vào chu kỳ suy giảm, giá vàng thế giới sẽ giảm từ từ hay có lặp lại lịch sử của tháng 6/2006 hay tháng 3/2008, với mức sụt giảm lên đến 23%. Trong trường hợp giảm răng cưa, có thể vàng thế giới sẽ kéo dài một khoảng thời gian từ 6-8 tháng với giá trị mất mát khoảng 20%, tức sẽ về sát mốc 1.500 USD/oz. Giá vàng Việt Nam cũng theo đó mà giảm về vùng 40 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng giá vàng thế giới rơi vào một đợt sụt giảm mạnh như chỉ số chứng khoán Mỹ, với giá trị mất mát trong ngắn hạn lên đến 15%. Ứng với khả năng này, giá vàng thế giới sẽ về sát mốc 1.600 USD/oz.
Còn nếu lịch sử các năm 2006 và 2008 lặp lại, giá vàng thế giới sẽ giảm 23% về vùng 1.450-1.500 USD/ounce. Khi đó, giá vàng Việt Nam cũng sẽ giảm về vùng 37-38 triệu đồng/lượng.
Đối với thứ kim loại quý trên, một cái nhìn tỉnh táo vẫn rất cần được giữ gìn ngay cả khi thiên hạ rùng rùng kéo nhau đi mua vàng. Với tỷ lệ tăng đến 30% từ đầu năm 2011 đến nay, giá vàng thế giới dường như đã bắt đầu "loạn nhịp" và cần đến một nhịp điều chỉnh để có thể trở về đúng ý nghĩa là nơi tránh bão, trước khi tiếp tục đà tăng trưởng của nó vào năm 2012.
Cũng có thể, bong bóng vàng vẫn chưa phải là một khái niệm hợp thời vào giai đoạn này. Nhưng việc giá vàng thế giới đang vượt xa sức cầu của nền kinh tế cũng không phải là một cơ chế hợp lý.
Theo vef.vn