Văn bản số 64 ký ngày 5/9 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) – công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC gửi Cục Hàng không đề nghị cấp giấy đăng ký cho 1 tàu bay A319 và 2 tàu bay A320.
Văn bản của hãng hàng không này nêu, trong quá trình đàm phán thuê tàu bay Bamboo Airways đã ký hợp đồng ghi nhớ thuê với công ty cho thuê tàu bay WWTAI AirOpCo II DAC, dự kiến quá trình đàm phán sẽ hoàn thành trong tháng 9/2018.
Căn cứ vào hợp đồng thuê, Bamboo Airways dự kiến tiếp nhận 1 tàu bay A319 số xuất xưởng 2568 và 1 tàu bay A320 số xuất xưởng 2934 vào tháng 11/2018. Còn lại 1 tàu bay A320 số xuất xưởng 3010 dự kiến sẽ về Việt Nam vào tháng 1/2019.
Trước khi xây dựng một thương hiệu lớn, FLC nên học cách cư xử đàng hoàng |
Để chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tiếp nhận và đưa tàu bay vào khai thác, Bamboo Airways đề nghị Cục Hàng không xem xét, cấp số đăng ký cho 1 chiếc A319 và 2 chiếc A320 nói trên.
Đáng chú ý, trước đó, theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Bamboo Airways đầy đủ và hợp lệ.
Tại thời điểm nộp hồ sơ ngày 14/6/2018, Bamboo Airways có thỏa thuận với CDB Aviation Lease Finance (HongKong) về việc thuê 3 tàu bay A320 mới với thời hạn 8 năm.
Điều này cho thấy, Bamboo Airways đã thay đổi đối tác thuê tàu bay cũng như loại tàu bay, thay đổi từ máy bay mới sang máy bay đã khai thác nhiều năm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chiếc Airbus A319 có xuất xưởng (MSN) 2568 hiện đang được khai thác bởi hãng hàng không SilkAir (Singapore). Chiếc Airbus này có chuyến bay đầu tiên vào khoảng tháng 10/2005. Như vậy, chiếc máy bay này khoảng 13 năm tuổi.
Hai chiếc A320 với số xuất xưởng 2934 và 3010 đều đang được khai thác bởi hãng hàng không quốc gia Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ).
Cụ thể chiếc Airbus A320 (số xuất xưởng 3010) có chuyến bay đầu tiên vào khoảng tháng 1/2007. Chiếc máy bay này có tuổi đời là 11,7 năm.
Chiếc còn lại Airbus A320 (số xuất xưởng 2934) có chuyến bay đầu tiên vào khoảng tháng 10/2006. Như vậy, chiếc này đã khai thác được 11,9 năm tuổi.
Chiếc Airbus A320 (số xuất xưởng 3010). Ảnh: Chụp từ màn hình planespotters. |
Chiếc Airbus A319 (số xuất xưởng 2568). Ảnh: Chụp từ màn hình planespotters. |
Chiếc Airbus A320 (số xuất xưởng 2934). Ảnh: Chụp từ màn hình planespotters. |
Trong khi đó, quy định tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định 92/2016/NĐ-CP, tuổi của tàu bay để vận chuyển hành khách đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam “không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê”.
Trước thông tin trên, phóng viên Báo iện tử Giáo dục Việt Nam có đặt câu hỏi về việc 3 chiếc máy bay của FLC thuê đang chờ Cục cấp số đăng ký đã hơn 10 năm tuổi?
Ông Võ Huy Cường – Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cho biết: “Cục Hàng không Việt Nam chưa có thông tin về việc đó”.
Với 3 chiếc tàu bay Hãng hàng không Tre Việt gửi Cục Hàng không Việt Nam được cấp số đăng ký khiến không ít người giật mình. Hãng này từng tuyên bố xây dựng dịch vụ 5 sao, nhưng thực tế lại thuê tàu bay già tuổi đời khiến nhiều người lo lắng.
Chiếc Airbus 320 mà hãng hàng không Tre Việt đang muốn thuê có tuổi đời trên 10 năm tuổi. Ảnh: planespotters |
Theo tuyên bố của người đứng đầu hãng hàng không này thì Bamboo Airways bay là có lãi. Để thành công, Bamboo Airways có đường hướng riêng để phát triển so với các hãng hàng không khác.
Mục tiêu đến năm 2023, Bamboo Airways đạt tổng doanh thu 931,5 triệu đô la Mỹ (khoảng trên 21.000 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 59 triệu đô la Mỹ (gần 1.400 tỷ đồng), sử dụng 900 lao động, vận chuyển 50 triệu lượt hành khách, tốc độ tăng trưởng bình quân 100%/năm.
Từ đây dư luận đặt nghi vấn, phải chăng cách Bamboo bay có lãi ngay là dùng máy bay có tuổi đời trên 11 năm tuổi? Hãng hàng không đẳng cấp 5 sao mà lại dùng máy bay cũ để phục vụ hành khách thì liệu có đảm bảo chất lượng tương xứng với đẳng cấp quảng cáo 5 sao?
Như vậy, 3 chiếc tàu bay nói trên đều đã quá tuổi để được nhập về Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua.
Trong trường hợp nhập về theo hợp đồng thuê sẽ có thời hạn là không quá 20 năm. Như vậy, chiếc A319 sẽ có thời hạn thuê không quá 7 năm, hai chiếc A320 sẽ có thời hạn thuê không quá 8,3 năm.
Theo công văn mà Bamboo Airways gửi Cục Hàng không, 3 chiếc máy bay mà hãng thuê của công ty cho thuê máy bay nước ngoài phải tới tháng 11/2018 và tháng 1/2019 mới về Việt Nam.
Bên cạnh đó, đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin về việc Bamboo Airways được cấp giấy phép.
Lãnh đạo Bamboo Airways cũng như Tập đoàn FLC từng nhiều lần khẳng định trước báo giới về kế hoạch thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 10/10 tới đây và khởi động kế hoạch bán vé trong tháng 9, với ngày mở bán đầu tiên là 2/9.
Nếu Bamboo Airways thuê 3 tàu bay trên vào khai thác đem so sánh tuổi đời trung bình tàu bay của các hãng hàng không tại Việt Nam thì Bamboo Airways sẽ là hãng hàng không sử dụng đội tàu bay có tuổi trung bình cao nhất.
Liệu rằng việc sử dụng các tàu bay đã sử dụng tới 11-13 năm thì có thực sự bảo cam kết với khách hàng như lời quảng cáo của hãng?