Trung Quốc muốn cứu trái đất khỏi thiên thạch vào năm 2036

19/08/2011 02:46
(GDVN) – Một nhóm các nhà khoa học người Trung Quốc đã đề nghị giải pháp sử dụng tàu vũ trụ tận dụng năng lượng của hệ mặt trời để ngăn chặn một thiên thạch khổng lồ có thể tấn công trái đất vào năm 2036.

(GDVN) – Một nhóm các nhà khoa học người Trung Quốc đã đề nghị giải pháp sử dụng tàu vũ trụ tận dụng năng lượng của hệ mặt trời để ngăn chặn một thiên thạch khổng lồ có thể tấn công trái đất vào năm 2036.

Theo dự đoán của các nhà khoa học, thiên thạch Apophis có đường kính dài 270 mét, nặng khoảng 46 triệu tấn sẽ tiếp cận gần trái đất của chúng ta vào năm 2036 ở khoảng cách từ 37.000 đến 38.000 km vào năm 2009.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau đó vào năm 2036, thiên thạch này sẽ bay ngược trở lại vào có xu hướng đi về phía trái đất vào đúng ngày 13/4 cùng năm.

Tuy nhiên, theo các nhà thiên văn học, khả năng thiên thạch Apophis vao chạm với trái đất vào năm 2036 là rất khó bởi theo tính toán của họ, trước khi tiếp cận gần trái đất thiên thạch này sẽ bị vỡ thành nhiều phần nhỏ.

Trong khi đó, một số nhà thiên văn của Đại học Shengping Gong of Tsinghua University có trụ sở tại Bắc Kinh đã xuất bản một bài báo, đồng thời đề nghị phương pháp dùng tàu con thoi cho bay vao quỹ đạo ngược để thay đổi hướng tiến của thiên thạch Apophis.

Qũy đạo ngược trong hệ mặt trời này sẽ tạo cho tàu con thoi Apophis một lực đẩy khiến nó có thể bay với vận tốc 90 km/giây. Họ hy vọng rằng khi va chạm với tàu con thoi, thiên thạch trên sẽ đổi hướng bay không lao về phía trái đất.

Theo bình luận của Ria Novosti trích dân từ trangTechnologyreview.co, kế hoạch này hoàn toàn không có tính khả thi bởi gió trong vũ trụ có thể đẩy tàu con thoi bay tự do.

Thiên thạch Apophis được phát hiện vào năm 2004, nó được xem là vật thể ngoài hành tinh, đồng thời là mối đe dọa lớn nhất của thế giới trong tương lai.

Các khoa học gia chuyên nghiên cứu thiên văn học và vũ trụ học của NASA, Mỹ cho rằng khả năng va chạm với thiên thạch Apophis là khó tuy nhiên, vì là sự kiện không thể chắc chắn, chưa xảy ra nên nhiều người luôn tỏ ra lo ngại cho tương lai của trái đất.

{iarelatednews articleid='11067,11041,11004,10984,11007,10700,10595,10609,10390,10430,10223,10115,10038,9765,9817,9819,9729'}

Bình Nguyên (theo Ria Novosti)