Trung Quốc dụng mưu: 'Địch tiến, ta lùi'

07/03/2013 10:10
Trâm Anh/Tuần VietNamNet
Bắc Kinh đang sốt sắng đẩy nhanh việc xây dựng các liên kết thương mại và liên lạc với Trung Á và xa hơn - cái mà họ gọi là "Con đường tơ lụa mới" - để đảm bảo dòng chảy nguồn cung năng lượng và các hàng hóa khác thuận lợi về phía tây.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc đang bắt đầu cuộc dịch chuyển này. Tháng 9, Zhou Yongkang, khi đó còn là thành viên cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Trung Quốc, Ban thường trực Bộ Chính trị, đã tới thăm Kabul - trở thành quan chức cấp cao nhất từng tới thăm Afghanistan trong 50 năm qua. Trong khi ở đó, ông đã đưa ra một cam kết chưa từng có về hỗ trợ "đào tạo, tài trợ và trang bị cho cảnh sát Afghanistan".

Những năm trước, những cuộc "hành quân" về phía tây của Trung Quốc chủ yếu đều tập trung vào ổn định người Uighur (một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở khu vực Tân Cương, giáp biên giới với Afghanistan) và đầu tư tài nguyên thiên nhiên, khoảng 3 tỷ USD vào mỏ đồng Mes Aynak của Afghanistan, sẽ hoạt động trong năm 2014. Nhưng tháng Giêng này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc thảo luận đầu tiên với Pakistan về tình hình tại Afghanistan, và trong năm 2012, Trung Quốc đã tổ chức 2 cuộc hội đàm ba bên giữa 3 nước. Động thái trên báo hiệu một sự điều chỉnh chính sách quan trọng, từ cách tiếp cận "từ xa" sang tích cực can dự để ổn định hóa quốc gia láng giềng bất ổn này

Trên thực tế, Trung Quốc đã hướng tây ít nhất kể từ năm 2000, khi phát động chương trình "Phát triển toàn diện phía tây", một chiến lược quốc gia nhằm điều chỉnh lại những mất cân bằng giữa khu vực phía đông và phía tây của nước này. Phía tây Trung Quốc chiếm 71% lãnh thổ Trung Quốc, nhưng chỉ đóng góp 27% dân số và 18,7% GDP, theo các thống kê năm 2010. Rõ ràng có nhiều cơ hội ở khu vực phía tây này.



Trong bài viết của mình, ông Wang nói rằng từ năm 2001-2011, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Nam Á và Tây Á đã tăng hơn 30 lần, trong khi con số trên trong cùng giai đoạn với các khu vực còn lại trên thế giới chỉ tăng 7 lần. Ông Wang lưu ý, Afghanistan, Kyrgyzstan, Pakistan, và các quốc gia ở phía tây Trung Quốc càng ổn định, họ càng dễ thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực phía tây. Theo đuổi mục tiêu này, Bắc Kinh phải đẩy nhanh việc xây dựng các liên kết thương mại và liên lạc với Trung Á và xa hơn - cái mà họ gọi là "Con đường tơ lụa mới" - để đảm bảo dòng chảy nguồn cung năng lượng và các hàng hóa khác thuận lợi về phía tây Trung Quốc và để củng cố hợp tác kinh tế với khu vực.

Nhìn xa hơn, Trung Quốc tự thấy mình từng là một cường quốc Trung Á quan trọng, với lãnh thổ trải dài tới tận hồ Balkhash ở Kazakhstan, đến những năm 1860, khi Bắc Kinh mất 170.000 dặm vuông lãnh thổ vào tay Nga. Và ông Wang không phải là nhà tư tưởng chiến lược lớn đầu tiên của Trung Quốc kêu gọi điều chỉnh chiến lược về phía tây: ngay từ năm 2004, tướng Liu Yazhou của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đã từng kiến nghị Trung Quốc phải "nắm lấy trung tâm của thế giới (tức Trung Đông)".

Chính sách này tuy vậy chưa phải là một học thuyết chiến lược - chưa rõ chủ tịch mới Tập Cận Bình và các thành viên Ban thường trực Bộ Chính trị suy nghĩ ra sao về đề xuất đó. Người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là ông Hồ Cẩm Đào đã ra sức củng cố Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một thể chế khu vực bao gồm Trung Quốc, Nga và phần lớn các quốc gia Trung Á, nhưng cũng không nêu rõ quan điểm của Trung Quốc với khu vực. Cuối bài viết, ông Wang nhấn mạnh một cách khiêm tốn rằng ông không ủng hộ chiến lược của mình trở thành một "chính sách đối ngoại dễ dàng". Kiến nghị của ông Wang cũng vấp phải sự phản đối từ các nhà chiến lược, như thiếu tướng Hải quân Yang Yi, người lập luận rằng sự mở rộng của Trung Quốc ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là điều kiện tiên quyết để Trung Quốc có thể trở thành một cường quốc toàn cầu.

Tuy nhiên, Washington cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về đề xuất chiến lược Tây Tiến trên. Chiến lược này có thể tạo cho Trung Quốc một địa hạt ảnh hưởng thay thế, không chịu sự chi phối của Mỹ. Bằng cách trở lại với cường quốc lục địa, Trung Quốc có thể tránh cuộc đối đầu xa hơn với Mỹ ở Đông Á và củng cố ổn định, xây dựng quan hệ tốt hơn với Washington thông qua những khu vực như Afghanistan và Pakistan. Đó có lẽ là minh chứng toàn diện nhất cho phương châm quân sự nổi tiếng của chủ tịch Mao Trạch Đông: "Địch tiến, ta lùi. Địch lui, ta tiến".

Trâm Anh/Tuần VietNamNet