Rùng mình vào ngôi đền thờ chuột sống ở Ấn Độ

08/09/2011 09:05
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Ở Ấn Độ có một ngôi đền thờ Nữ thần chuột, trong đó có hàng chục ngàn con chuột đang sinh sống và được trọng vọng.
Ngôi đền độc đáo trên có tên gọi là Karnimata, nằm ở làng Deshnok, cách phía nam Baikane khoảng 30 km.
Ngôi đền độc đáo trên có tên gọi là Karnimata, nằm ở làng Deshnok, cách phía nam Baikane khoảng 30 km.
Trong ngôi đền có khoảng 20.000 con chuột sinh sống và chúng được gọi là kabba.
Trong ngôi đền có khoảng 20.000 con chuột sinh sống và chúng được gọi là kabba.
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Karni Mata (hóa thân của nữ thần Durga trong đạo Hindu) đã khẩn nài thần chết Yama giúp một người cháu trai trong dòng họ của bà được tái sinh.
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Karni Mata (hóa thân của nữ thần Durga trong đạo Hindu) đã khẩn nài thần chết Yama giúp một người cháu trai trong dòng họ của bà được tái sinh.
Thỏa thuận được thiết lập và kể từ đó, tất cả bộ lạc của bà sẽ được tái sinh làm chuột cho đến khi họ được tái sinh lại trong chính dòng họ và những con chuột sẽ sống dưới sự bảo vệ của bà.
Thỏa thuận được thiết lập và kể từ đó, tất cả bộ lạc của bà sẽ được tái sinh làm chuột cho đến khi họ được tái sinh lại trong chính dòng họ và những con chuột sẽ sống dưới sự bảo vệ của bà.
Từ đó, các linh mục tin rằng người chết có thể gửi gắm linh hồn của họ ở trong những con chuột và sau này, khi những con chuột chết, họ có thể tái sinh trở thành người.
Từ đó, các linh mục tin rằng người chết có thể gửi gắm linh hồn của họ ở trong những con chuột và sau này, khi những con chuột chết, họ có thể tái sinh trở thành người.
Bởi vậy, để các linh hồn không phải sống lang thang trong những ngóc ngách bẩn thỉu, người ta đã lập nên ngôi đền dành riêng cho lũ chuột.
Bởi vậy, để các linh hồn không phải sống lang thang trong những ngóc ngách bẩn thỉu, người ta đã lập nên ngôi đền dành riêng cho lũ chuột.
Những con chuột sống tại đây có thể nhàn nhã đi lại trên sàn, ngủ bất kỳ nơi nào chúng thích mà không lo sợ bị xua đuổi, được cho ăn sữa, ngũ cốc, bánh kẹo.
Những con chuột sống tại đây có thể nhàn nhã đi lại trên sàn, ngủ bất kỳ nơi nào chúng thích mà không lo sợ bị xua đuổi, được cho ăn sữa, ngũ cốc, bánh kẹo.
Những người dân địa phương cũng thường đến ngôi đền để bái lũ chuột.
Những người dân địa phương cũng thường đến ngôi đền để bái lũ chuột.
Họ thường bỏ dép ở bên ngoài, đi chân không vào đền với hy vọng được lũ chuột chạy qua bàn chân để được may mắn.
Họ thường bỏ dép ở bên ngoài, đi chân không vào đền với hy vọng được lũ chuột chạy qua bàn chân để được may mắn.
Vào cuối ngày, những thực phẩm lũ chuột ăn không hết sẽ được dùng để phân phát cho người nghèo.
Vào cuối ngày, những thực phẩm lũ chuột ăn không hết sẽ được dùng để phân phát cho người nghèo.
Người dân ở đây tin rằng nếu được nếm những thức ăn mà lũ chuột đã "nếm" qua sẽ được coi là "đại phúc".
Người dân ở đây tin rằng nếu được nếm những thức ăn mà lũ chuột đã "nếm" qua sẽ được coi là "đại phúc".
Nhưng được nhìn thấy một con chuột bạch trong đền sẽ được coi là May mắn hơn nữa.
Nhưng được nhìn thấy một con chuột bạch trong đền sẽ được coi là May mắn hơn nữa.
Mặc dù có tới hàng ngàn con chuột sống tại đây trong nhiều năm qua, nhưng chúng chưa từng lây bệnh dịch cho con người.
Mặc dù có tới hàng ngàn con chuột sống tại đây trong nhiều năm qua, nhưng chúng chưa từng lây bệnh dịch cho con người.
Mỗi năm, ngôi đền thờ chuột còn thu hút hàng ngàn khách du lịch chiêm ngưỡng.
Mỗi năm, ngôi đền thờ chuột còn thu hút hàng ngàn khách du lịch chiêm ngưỡng.
Nguyễn Hường (tổng hợp)