Áp thấp nhiệt đới tràn về, biển động mạnh, những đợt sóng lớn chồm lên hung hãn…Nhưng Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân vẫn quyết định điều động những con tàu “vượt biển” chở cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ “thay quân”. Chuyến đi này còn chở lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 146 mang mùa xuân ra đảo. Những món quà từ đất liền theo tàu ra đảo là tất cả sự nồng ấm, sâu nặng nghĩa tình quân – dân cả nước đối với Trường Sa thân yêu…
Những món quà nặng nghĩa tình
Chiều 15/12, Quân cảng Cam Ranh rộn ràng như ngày hội. Những chiếc ô tô tải nối đuôi nhau chở các loại rau củ quả tươi sống tiếp tế cho đảo. Hàng tươi sống ngoài rau củ quả còn có lợn, gà. Cánh lính trẻ hối hả vận chuyển hàng lên boong tàu.
Trước giờ ra khơi, chúng tôi được nghe Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó chính ủy Vùng 4 Hải quân tâm sự: “ Trường Sa là điểm cực Đông của Tổ quốc nên thường đón xuân sớm. Hơn một tháng nữa mới đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng những chuyến tàu ra đảo đã mang mùa xuân đến sớm với quân – dân Trường Sa”.
Tiếng một chiến sĩ trẻ vang lên: “Chuyến này ra tàu chở nhiều lợn, lính đảo không cần phải lấy thịt cầy làm nhân bánh chưng nữa rồi!”. Chuyện lính đảo dùng thịt cầy làm nhân bánh đã thành nét đặc trưng không “đụng hàng” ở Trường Sa.
Để cho những chuyến tàu mang mùa xuân ra đảo những người ở lại đất liền chuẩn bị công phu với gần 250 mặt hàng, nhiều gấp 4 lần so với những chuyến tàu ra đảo thường ngày. Các mặt hàng gửi đến Trường Sa lần này mang hương vị khắp mọi miền Tổ quốc, từ gạo nếp, miến dong, tiêu… của miền Bắc; hành tỏi, măng khô, 5 tấn rau xanh… của miền Trung; bia Sài Gòn, bánh quy Kinh Đô, 49 cây mai nhựa… của miền Nam. Tất cả góp thêm vào đời sống vật chất để quân và dân Trường Sa đón Tết. Những mặt hàng phục vụ đời sống tinh thần như: 3.000 lá cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu, ti vi, âm li, loa đài, áo sơ mi, kéo cắt tóc, tú lơ khơ, cờ tướng… đều được đồng bào, chiến sĩ cả nước gửi tặng Trường Sa.
Những chiến sĩ vai trần nối nhau khuân hàng chất từng đống. Những cành đào, mai được các chiến sĩ cẩn thận chuyển xuống phòng câu lạc bộ...
“Đặc sản tinh thần” trong mỗi dịp xuân về, Tết đến của bộ đội Trường Sa là những cánh thư từ hậu phương. Tuy thông tin, liên lạc bằng điện thoại di động giữa đất liền với đảo đã dễ dàng, nhưng thành thông lệ, những cánh thư từ hậu phương vẫn là nỗi chờ mong, là nguồn động viên vô bến, vô bờ. Vì thế trên những con tàu ra đảo lần này đầy ắp những phong thư…
Đứng trên quân cảng bời bời gió, Thượng tá Nguyễn Văn Thuân, Phó Lữ đoàn trưởng Quân sự Lữ đoàn 146 hài lòng phát biểu: “Mỗi dịp xuân về, Tết đến, quân dân, đồng bào cả nước đều hướng về Trường Sa thân yêu với tất cả sự quan tâm, lo lắng, đó là nguồn động viên to lớn giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Tiếng Thượng úy Lê Minh Phúc, Thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 át cả tiếng gió: “Tất cả cán bộ, thủy thủ tàu Trường Sa – 22, HQ – 996 và HQ – 936 đã sẵn sàng ra khơi mang theo những món quà nặng tình quê hương đến với quân – dân huyện đảo Trường Sa!”.
Phút chia tay đầy lưu luyến
Bất kỳ chuyến tàu nào cuối năm ra Trường Sa, trước giờ nhổ neo rời bến, trên quân cảng Cam Ranh đều đông nghịt người. Họ là cán bộ, chỉ huy đơn vị, là người thân, bạn bè đến chia tay, động viên các chiến sỹ ra đảo thay ca thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Gương mặt lính đảo và người thân trong giây phút tiễn đưa bùi ngùi, xúc động. Những lời chúc thắm thiết, những cái bắt tay ấm nồng và có cả những nụ hôn ngọt ngào, yêu thương. Tất cả hòa lẫn vào tiếng máy, tiếng gió, tiếng sóng nghe âm vang…
Tận mắt chứng kiến phút giây bùi ngùi, lưu luyến ấy, chúng tôi vô cùng cảm động. Ở một góc cầu cảng, chị Nguyễn Thị Thu Hà ôm con trai Nguyễn Việt Tiến (2 tuổi) vào lòng, hai mắt cứ rưng rưng.
Hai mẹ con chị chia tay chồng, cha là Thượng úy Nguyễn Tiến Lực ra đảo An Bang trong Tết này. Còn Đại úy Chuyên nghiệp Văn Minh Duân cố nấn ná bên vợ và con trai thêm vài giây phút cuối trước lúc lên tàu ra đảo. Đã ba lần tiễn chồng đi đảo, vậy mà nước mắt chị Trương Thị Bích Thảo vẫn trào ra.
Chị Trần Thị Hồng Xoan, phu nhân Trung tá Trần Như Hải, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca trông bản lĩnh hơn. Đứng nép bên chồng, chị Xoan tâm sự: “Vợ chồng tôi quê Đức Thọ (Hà Tĩnh). Anh ấy đi xa, tôi và các con ở nhà sẽ vất vả hơn bởi thiếu đi bàn tay chăm sóc của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Nhưng vì nhiệm vụ của người lính, nên tôi cố gắng cáng đáng công việc đoàn thể và nuôi dạy ba con để anh ấy yên tâm lên đường canh giữ đảo xa!”.
Nghe chị Xoan nói vậy, anh Hải ôm con gái Trần Thị Khánh Huyền vào lòng hôn như mưa lên đôi má có lúm đồng tiền của cháu, rồi âu yếm dặn dò vợ: “Em ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe, nhớ bảo ban các con phấn đấu học tập tốt, ngoan ngoãn. Anh sẽ thường xuyên điện thoại về cho mẹ con!”
Thương nhất phải kể tới cô giáo Lữ Thị Bích Trâm. Vội vàng gửi tiết học cho đồng nghiệp dạy thay, chị hớt hải len lỏi trong dòng người trên quân cảng mới vào gặp được người yêu là Thượng úy Dương Xuân Tình, Phó chỉ huy trưởng đảo Đá Lớn B. Hết bẻn lẽn ngước mắt nhìn người yêu rồi kín đáo quay mặt lau vội dòng nước mắt, giọng Trâm bùi ngùi: “Tết nay chúng em định tổ chức làm lễ dạm ngõ, vì nhiệm vụ nên đành gác lại năm sau. Chấp nhận yêu lính đảo xa thì phải biết chờ đợi. Nếu không thủy chung chờ nhau, tin tưởng vào tình yêu thì khó mà vượt qua thử thách!”.
Chỉ còn vài chục phút nữa là đến “Giờ G”. Những con tàu chuẩn bị hú lên ba hồi còi gióng giả chào đất liền rồi sẽ lướt sóng ra khơi mang theo mùa xuân tới đảo để góp phần cho người lính ở nơi xa ấy chắc tay súng, vững niềm tin, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ mùa xuân vĩnh hằng, bất tận của đất nước mãi mãi bình yên…
Lính trẻ lần đầu ra Trường Sa |
Chiều 15/12, Quân cảng Cam Ranh rộn ràng như ngày hội. Những chiếc ô tô tải nối đuôi nhau chở các loại rau củ quả tươi sống tiếp tế cho đảo. Hàng tươi sống ngoài rau củ quả còn có lợn, gà. Cánh lính trẻ hối hả vận chuyển hàng lên boong tàu.
Trước giờ ra khơi, chúng tôi được nghe Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó chính ủy Vùng 4 Hải quân tâm sự: “ Trường Sa là điểm cực Đông của Tổ quốc nên thường đón xuân sớm. Hơn một tháng nữa mới đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng những chuyến tàu ra đảo đã mang mùa xuân đến sớm với quân – dân Trường Sa”.
Tiếng một chiến sĩ trẻ vang lên: “Chuyến này ra tàu chở nhiều lợn, lính đảo không cần phải lấy thịt cầy làm nhân bánh chưng nữa rồi!”. Chuyện lính đảo dùng thịt cầy làm nhân bánh đã thành nét đặc trưng không “đụng hàng” ở Trường Sa.
Để cho những chuyến tàu mang mùa xuân ra đảo những người ở lại đất liền chuẩn bị công phu với gần 250 mặt hàng, nhiều gấp 4 lần so với những chuyến tàu ra đảo thường ngày. Các mặt hàng gửi đến Trường Sa lần này mang hương vị khắp mọi miền Tổ quốc, từ gạo nếp, miến dong, tiêu… của miền Bắc; hành tỏi, măng khô, 5 tấn rau xanh… của miền Trung; bia Sài Gòn, bánh quy Kinh Đô, 49 cây mai nhựa… của miền Nam. Tất cả góp thêm vào đời sống vật chất để quân và dân Trường Sa đón Tết. Những mặt hàng phục vụ đời sống tinh thần như: 3.000 lá cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu, ti vi, âm li, loa đài, áo sơ mi, kéo cắt tóc, tú lơ khơ, cờ tướng… đều được đồng bào, chiến sĩ cả nước gửi tặng Trường Sa.
Đại úy Văn Minh Duân và vợ con quyến luyến trước giờ ra đảo |
“Đặc sản tinh thần” trong mỗi dịp xuân về, Tết đến của bộ đội Trường Sa là những cánh thư từ hậu phương. Tuy thông tin, liên lạc bằng điện thoại di động giữa đất liền với đảo đã dễ dàng, nhưng thành thông lệ, những cánh thư từ hậu phương vẫn là nỗi chờ mong, là nguồn động viên vô bến, vô bờ. Vì thế trên những con tàu ra đảo lần này đầy ắp những phong thư…
Đứng trên quân cảng bời bời gió, Thượng tá Nguyễn Văn Thuân, Phó Lữ đoàn trưởng Quân sự Lữ đoàn 146 hài lòng phát biểu: “Mỗi dịp xuân về, Tết đến, quân dân, đồng bào cả nước đều hướng về Trường Sa thân yêu với tất cả sự quan tâm, lo lắng, đó là nguồn động viên to lớn giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Tiếng Thượng úy Lê Minh Phúc, Thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 át cả tiếng gió: “Tất cả cán bộ, thủy thủ tàu Trường Sa – 22, HQ – 996 và HQ – 936 đã sẵn sàng ra khơi mang theo những món quà nặng tình quê hương đến với quân – dân huyện đảo Trường Sa!”.
Vận chuyển hàng hóa lên tàu ra Trường Sa |
Bất kỳ chuyến tàu nào cuối năm ra Trường Sa, trước giờ nhổ neo rời bến, trên quân cảng Cam Ranh đều đông nghịt người. Họ là cán bộ, chỉ huy đơn vị, là người thân, bạn bè đến chia tay, động viên các chiến sỹ ra đảo thay ca thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Gương mặt lính đảo và người thân trong giây phút tiễn đưa bùi ngùi, xúc động. Những lời chúc thắm thiết, những cái bắt tay ấm nồng và có cả những nụ hôn ngọt ngào, yêu thương. Tất cả hòa lẫn vào tiếng máy, tiếng gió, tiếng sóng nghe âm vang…
Thượng úy Nguyễn Tiến Lực hôn con trai trước giờ tàu rời cảng |
Hai mẹ con chị chia tay chồng, cha là Thượng úy Nguyễn Tiến Lực ra đảo An Bang trong Tết này. Còn Đại úy Chuyên nghiệp Văn Minh Duân cố nấn ná bên vợ và con trai thêm vài giây phút cuối trước lúc lên tàu ra đảo. Đã ba lần tiễn chồng đi đảo, vậy mà nước mắt chị Trương Thị Bích Thảo vẫn trào ra.
Chị Trần Thị Hồng Xoan, phu nhân Trung tá Trần Như Hải, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca trông bản lĩnh hơn. Đứng nép bên chồng, chị Xoan tâm sự: “Vợ chồng tôi quê Đức Thọ (Hà Tĩnh). Anh ấy đi xa, tôi và các con ở nhà sẽ vất vả hơn bởi thiếu đi bàn tay chăm sóc của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Nhưng vì nhiệm vụ của người lính, nên tôi cố gắng cáng đáng công việc đoàn thể và nuôi dạy ba con để anh ấy yên tâm lên đường canh giữ đảo xa!”.
Nghe chị Xoan nói vậy, anh Hải ôm con gái Trần Thị Khánh Huyền vào lòng hôn như mưa lên đôi má có lúm đồng tiền của cháu, rồi âu yếm dặn dò vợ: “Em ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe, nhớ bảo ban các con phấn đấu học tập tốt, ngoan ngoãn. Anh sẽ thường xuyên điện thoại về cho mẹ con!”
Chỉ còn vài chục phút nữa là đến “Giờ G”. Những con tàu chuẩn bị hú lên ba hồi còi gióng giả chào đất liền rồi sẽ lướt sóng ra khơi mang theo mùa xuân tới đảo để góp phần cho người lính ở nơi xa ấy chắc tay súng, vững niềm tin, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ mùa xuân vĩnh hằng, bất tận của đất nước mãi mãi bình yên…
Theo Báo Quân Đội Nhân Dân