Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, từ mức 1.494 USD một ounce (ngày 1/7) lên mức kỷ lục 1.869 USD (ngày 19/8). Nguyên nhân của việc giá vàng thế giới tăng cao là do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ và châu Âu, đặc biệt là việc Standard & Poor’s hạ mức tín nhiệm nợ công của Mỹ đã khiến giá vàng thế giới từ ngày 8/8 tăng mạnh.
Giá vàng đang khiến người dân hoang mang. Ảnh minh họa. |
Cùng với biến động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng đã tăng theo. Tuy nhiên, từ thời điểm đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, do nhu cầu vàng trong nước luôn ở mức thấp, tốc độ tăng của giá vàng trong nước chậm hơn giá vàng thế giới, do đó, có thời điểm, giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới 700.000 – 800.000 đồng mỗi lượng.
Hiện tượng này là do chính sách tiền tệ chặt chẽ đã tạo ra sức hấp dẫn trong việc nắm giữ tiền Đồng cho người dân, khuyến khích người dân bán vàng lấy tiền gửi tiết kiệm. Do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, đã xuất hiện tình trạng xuất khẩu vàng biến tướng dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ.
Trước diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, NHNN đã triển khai các biện pháp để bình ổn thị trường vàng. Cụ thể, NHNN đã đề nghị Bộ Tài chính quy định giảm hàm lượng vàng thành phẩm chịu thuế suất thuế xuất khẩu 10% nhằm ngăn chặn tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngày 2/8, Bộ Tài chính đã có quy định sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng theo đề nghị này. Theo đó, áp thuế 10% đối với các loại vàng thành phẩm có hàm lượng vàng từ 80% trở lên.
NHNN cũng theo dõi sát diễn biến thị trường vàng thế giới và trong nước để chủ động triển khai các biện pháp ổn định thị trường. NHNN cho biết sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng khi cần thiết để bình ổn thị trường vàng, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, làm giá và nhập lậu.
Ngày 9/8, trước bối cảnh giá vàng “sốt nặng”, cơ quan này đã cấp phép nhập khẩu vàng cho một số doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, đồng thời, yêu cầu các đơn vị này phải khẩn trương bán vàng ra thị trường để tăng nguồn cung, giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Ngay lập tức, tâm lý người dân đã ổn định trở lại, nhu cầu mua vàng giảm mạnh, giá vàng trong nước đã sát với giá thế giới.
Bên cạnh đó, NHNN sẽ có cơ chế phù hợp để các tổ chức tín dụng có thể chủ động sử dụng lượng vàng hiện có trong nước để can thiệp bình ổn thị trường. Thời gian qua, NHNN đã cấp hạn mức nhập vàng 5 tấn, nhưng thực tế các đơn vị mới chỉ thực nhập gần 3 tấn.
Một biện pháp khác cũng được NHNN áp dụng, đó là ổn định tỷ giá để bình ổn giá vàng theo hướng làm cho giá vàng trong nước bám sát giá vàng quốc tế.
Với các giải pháp này, NHNN khẳng định, hoàn toàn có thể kiểm soát để đảm bảo diễn biến của giá vàng trong nước theo sát giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Hiện tượng này là do chính sách tiền tệ chặt chẽ đã tạo ra sức hấp dẫn trong việc nắm giữ tiền Đồng cho người dân, khuyến khích người dân bán vàng lấy tiền gửi tiết kiệm. Do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, đã xuất hiện tình trạng xuất khẩu vàng biến tướng dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ.
Trước diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, NHNN đã triển khai các biện pháp để bình ổn thị trường vàng. Cụ thể, NHNN đã đề nghị Bộ Tài chính quy định giảm hàm lượng vàng thành phẩm chịu thuế suất thuế xuất khẩu 10% nhằm ngăn chặn tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngày 2/8, Bộ Tài chính đã có quy định sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng theo đề nghị này. Theo đó, áp thuế 10% đối với các loại vàng thành phẩm có hàm lượng vàng từ 80% trở lên.
NHNN cũng theo dõi sát diễn biến thị trường vàng thế giới và trong nước để chủ động triển khai các biện pháp ổn định thị trường. NHNN cho biết sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng khi cần thiết để bình ổn thị trường vàng, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, làm giá và nhập lậu.
Ngày 9/8, trước bối cảnh giá vàng “sốt nặng”, cơ quan này đã cấp phép nhập khẩu vàng cho một số doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, đồng thời, yêu cầu các đơn vị này phải khẩn trương bán vàng ra thị trường để tăng nguồn cung, giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Ngay lập tức, tâm lý người dân đã ổn định trở lại, nhu cầu mua vàng giảm mạnh, giá vàng trong nước đã sát với giá thế giới.
Bên cạnh đó, NHNN sẽ có cơ chế phù hợp để các tổ chức tín dụng có thể chủ động sử dụng lượng vàng hiện có trong nước để can thiệp bình ổn thị trường. Thời gian qua, NHNN đã cấp hạn mức nhập vàng 5 tấn, nhưng thực tế các đơn vị mới chỉ thực nhập gần 3 tấn.
Một biện pháp khác cũng được NHNN áp dụng, đó là ổn định tỷ giá để bình ổn giá vàng theo hướng làm cho giá vàng trong nước bám sát giá vàng quốc tế.
Với các giải pháp này, NHNN khẳng định, hoàn toàn có thể kiểm soát để đảm bảo diễn biến của giá vàng trong nước theo sát giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Theo Đất Việt