Người mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam muốn nhắc đến đó là trường hợp của thầy Thạch Sơn, giáo viên Trường tiểu học Hữu Thành B, xã Hữu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Gặp thầy Thạch Sơn trong lễ tuyên dương có 160 nhà giáo tiêu biểu (được Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây), đây là những nhà giáo đại diện cho gần 2 triệu giáo viên trên cả nước. Đây là những giáo viên tậm tâm với nghề, thương yêu học trò, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, tích cực đổi mới trong dạy học và quản lý cũng như nghiên cứu khoa học, được đồng nghiệp và xã hội tôn vinh.
Gặp thầy Thạch Sơn trong lễ tuyên dương có 160 nhà giáo tiêu biểu (được Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây), đây là những nhà giáo đại diện cho gần 2 triệu giáo viên trên cả nước. Đây là những giáo viên tậm tâm với nghề, thương yêu học trò, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, tích cực đổi mới trong dạy học và quản lý cũng như nghiên cứu khoa học, được đồng nghiệp và xã hội tôn vinh.
Hơn 30 năm tham gia dạy học ở cấp tiểu học ai cũng nói thầy Thạch Sơn có một ý chí và sự quyết tâm tới phi thường, hoàn cảnh gia đình không cho phép thầy được nhàn rỗi, thay vào đó là nhiều nỗi lo, lo tiền thuốc cho vợ, lo tiền học cho 3 đứa con học đại học, rồi còn lo cho chúng công ăn việc làm khi ra trường…
Mỗi tuần 1 triệu tiền lọc thận cho vợ
PV: Được biết, thầy đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời dạy học của mình, thầy có thể chia sẻ đôi chút về điều đó?
Thầy Thạch Sơn: Cách đây 10 năm bà xã tôi mắc bệnh tim mạch đồng thời cũng trấn thương thận, cũng trong thời gian đó tôi phải nuôi 3 con học đại học tại TP. HCM, cực lắm nhưng vẫn phải cố. Thời gian đó cực kì khó khăn vì tất cả đều trông chờ vào đồng lương của một giáo viên tiểu học, thời điểm vợ tôi bị bệnh tiền lương chỉ đủ để chi trả cho tiền đi lọc thận, mỗi tuần lọc 2 lần, mỗi lần chi phí 1 triệu.
Thầy giáo Thạch Sơn không tin mình có thể vượt qua số phận, và vinh dự lớn khi thầy được ra Hà Nội dự Lễ tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh Xuân Trung |
Tôi không nhớ là nợ nhiều tới mức nào, nhưng có thời điểm lên tới 200 triệu, nhưng với quyết tâm trong vòng 5 năm con cái đỗ đạt và tới bây giờ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, cả nhiệm vụ dạy học, nhiệm vụ làm cha và làm chồng của mình.
Có khi nào thầy thấy bế tắc trong cuộc sống không?
Thời điểm đầu khó khăn có những lúc tôi cảm thất bế tắc trong cuộc sống, cảm thấy mình không thể nào đi tiếp trên con đường mà mình đã chọn, nhưng được sự động viên của nhà trường, đặc biệt là cô hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Thùy, Ban chấp hành công đoàn trường luôn hỗ trợ và động viên tôi.
Cô hiệu trưởng Thùy luôn dành cho tôi một sự ưu ái đặc biệt, những khoản nào có thể vay được mà đáp ứng yêu cầu chữa bệnh cho vợ thì cô đều giúp gia đình.
Nói về ba đứa con của tôi, may mắn chúng cũng có nghị lực lắm, nhiều khi vừa đi học vừa đi làm, thậm chí cả đi đá banh thuê cho các công ty để có tiền trả tiền học. Cậu con út học Điện tử Viễn thông có những lần đói cả tuần, ăm mỳ cả tuần nhưng vẫn quyết tâm học tới nơi, tới chốn, chắc các con cũng nhìn thấy rằng bản thân bố và gia đình có rất nhiều khó khăn. Tôi vẫn thường bảo các con tôi là làm sao đỗ đạt, có nghề nghiệp thì mới thoát được nghèo. Cũng may từ năm 2007-2008 trở đi các con tốt nghiệp và có công việc ổn định, từ đó cũng giúp lại bố mẹ được nhiều.
Chiếc áo khoác và trách nhiệm với học sinh
Có khi nào thầy nghĩ nghề giáo là nghề nghèo khó, và sự nghèo của mình là do nghề này đem lại?
Chọn nghề giáo là niềm hạnh phúc của tôi, nói đơn giản tôi bước ra đường có học sinh cũ của tôi lớn vẫn chào, mặc dù tôi không nhớ được vì thời gian quá lâu rồi, đó là món quà vô cùng to lớn và vinh dự đối với một nhà giáo. Và 30 năm dạy học này mục tiêu tôi chọn là đúng.
Khó khăn là thế nhưng chưa khi nào tôi nghĩ phải bỏ nghề để kiếm nghề khác nhiều tiền hơn. Bao nhiêu năm qua tôi vẫn nhớ lời dạy của thầy mình ở trường Cao đẳng Sư phạm rằng: “Sự khó khăn của bản thân và gia đình nên xem đó như là một chiếc áo khoác, khi ta bước vào đó thì đặt nó ra bên ngoài và chuyên tâm để giáo dục trẻ khi ta đến lớp, đến với bục giảng” và tôi lấy đó làm phương châm làm việc của mình.
Mỗi lần lên lớp học, tôi xem đời tư của tôi là chiếc áo khoác bên ngoài, tôi cởi bỏ nó ra và tôi tâm niệm rằng khi bước vào lớp thì không bao giờ có quyền làm hư một thế hệ mà ta đang dẫn dắt. Có những lúc bế tắc nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ phải bỏ dạy.
Chắc thầy cũng gặp phải tình trạng học sinh làm mình bị tổn thương?
Khi chọn nghề giáo chắc chắc mình biết sẽ có điều bất hạnh với nghề này, khi ta nhìn thấy đứa học sinh vô lễ hay chưa biết về mình thì ta không vội trách học trò, mà nên xem lại xem đối đứa học trò đó ta đã làm hết tâm huyết của mình chưa, dạy dỗ đúng với chức năng của mình chưa, phải xem lại bản thân mình trước khi nhìn nhận một vấn đề.
Hơn 30 năm dạy học, phần quà lớn nhất đối với thầy là gì?
Trong quá trình làm nghề dạy học thì ngày hôm nay là ngày vinh hạnh nhất đối với tôi (Lễ tôn vinh các nhà giáo tiêu của cho sự nghiệp giáo dục - PV), vinh hạnh bởi vì trong một quá trình đi dạy học như vậy, cống hiến như vậy rất may mắn tôi được ra Hà Nội để dự Lễ tôn vinh này, chỉ còn 2 năm nữa là tôi về hưu.
Vinh dự lớn nữa là được vào thăm Lăng Bác, đó là hoài bão của rất rất nhiều giáo viên mà họ chưa được như tôi, đó là niềm xúc động lớn. Hơn nữa tôi được vào Phủ Chủ tịch, được bắt tay thân mật với Chủ tịch nước, đó là món quà tinh thần mà suốt cuộc đời này tôi sẽ mang theo.
Sau 2 năm nữa nghỉ hưu thầy nghĩ mình sẽ tiếp tục gắn bó với sự nghiệp trồng người?
Tôi vẫn sẽ gắn bó với sự nghiệp trồng người, trên địa bàn tôi hiện nay vẫn có những thế hệ trẻ mà tôi đang dìu dắt, về chuyên môn nói thật lòng tôi vẫn có những bản lĩnh riêng, mặc dù về hưu nhưng tôi vẫn có thể giúp các cộng sự của tôi phát triển tiếp.
Ngày đêm nghĩ cách giúp trẻ khuyết tật hòa nhập
Nói về công trình nghiên cứu hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật của thầy, xuất phát từ tình cảm nào thầy làm điều đó?
Trước khi tôi làm việc này tôi thấy ở Đồng bằng sông Cửu long thường có 1-2% trẻ em khuyết tật trong mỗi ngôi trường, trong khi đó trẻ lại rất ít có điều kiện để được học với ngôi trường chuyên biệt. Do đó phương pháp giáo dục hòa nhập mang lại cho trẻ ở vùng này một sự may mắn. Lúc đầu từ năm 2008 trở về sau tôi được tập huấn kĩ về cách giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng như thế nào, từ đó thấy rằng phải giúp cho trẻ hòa nhập được thì người giáo viên phải có yếu tố thông hiểu, trước tiên là bản thân phải thông hiểu, dạy cái gì cho trẻ khuyết tật.
Giúp cho học sinh bình thường hiểu về trẻ khuyết tật, vì trong quá trình hòa nhập sẽ có những phản ứng riêng, và ta hiểu rằng giúp bạn khuyết tật là hành vi đạo đức tốt của một học sinh, sau đó cũng phải giúp phụ huynh hiểu điều đó để không có kỳ thị.
Chính sự thông hiểu đó sẽ hỗ trợ cho mình và giúp trẻ hòa nhập, đó là những kinh nghiệm đúc kết qua 10 năm dạy trẻ khuyết tật.
Trước đó thầy có được đào tạo về dạy trẻ khuyết tật không?
Trước mốc 10 năm đó tôi không được đào tạo về trẻ khuyết tật, trước khi nhận dạy trẻ tôi rất băn khoăn, như dạy gì cho trẻ khuyết tật, lúc đó khái niệm trong đầu không có, mình nghĩ dạy cho trẻ biết chữ nhưng thực ra dạy trẻ khuyết tật không phải là dạy chữ mà dạy tất cả, dạy làm sao để trẻ hòa nhập được, tự có thể sống được.
Từ năm 2008-2010 tôi được đi tập huấn, từ kinh nghiệm tập huấn đó có kinh nghiệm cho các giáo viên phổ thông để dạy trẻ khuyết tật, tôi xem dạy trẻ khuyết tật là một niềm vui.
Với 30 năm đi dạy học, tính tới hiện tại thầy còn trăn trở điều gì và mong muốn điều gì?
Tôi mong muốn làm sao cuộc sống của giáo viên, nhất là giáo viên mới ra trường dễ thở hơn, vì ở những trường vùng sâu, vùng xa công việc có thể rất nhiều, họ làm với một bầu nhiệt huyết, làm không tính thời gian nhưng với đồng lương mới ra trường tôi cảm nhận nó quá ít ỏi.
Tôi rất mong muốn rằng, kinh tế đất nước phát triển thì Nhà nước quan tâm hơn chút nữa đến cuộc sống của giáo viên, làm sao cho họ đỡ vất vả hơn. Hiện tại tổng quỹ lương của tôi được 7,1 triệu đồng, nhưng để có được 7,1 triệu đó thì tôi phải đi dạy học hơn 30 năm mới có được.
Xin cảm ơn thầy
Xuân Trung (thực hiện)