Cuộc đua trên thị trường thanh toán đang dần chuyển hướng. Theo đó, thay vì chạy đua phát hành thẻ như trước, các ngân hàng tập trung phát triển thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thanh toán điện tử theo hướng tập trung vào giao dịch thanh toán hàng ngày để theo kịp xu thế mới của người dùng và tạo lập hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt, an toàn cho cộng đồng.
Cạnh tranh phát hành thẻ đi vào chất lượng
Theo công bố mới nhất của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, tính đến 30/6/2020, tổng số lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường đã đạt đến con số trên 100 triệu thẻ (đang lưu hành bao gồm cả thẻ không hoạt động). Trong đó số lượng thẻ nội địa chiếm 86%, thẻ quốc tế chiếm 14%.
Một diễn biến đáng chú ý là dù trong 6 tháng đầu năm 2020 các ngân hàng phát hành thêm hơn 10 triệu thẻ mới, tuy nhiên số lượng thẻ đang lưu hành thực tế trên thị trường tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2020 chỉ tăng gần 1 triệu thẻ so với thời điểm cuối năm 2019.
Con số này cho thấy xu hướng thị trường đã thay đổi, theo đó, từ việc chạy theo số lượng thẻ phát hành, thời gian gần đây các ngân hàng đã đi vào chất lượng, tức thẻ phát hành ra phải được “active” và chủ thẻ dung thẻ cần phải sử dụng để chi tiêu, thanh toán thực sự nhu cầu chi tiêu cho cá nhân và gia đình của họ.
Theo ông Đặng Công Hoàn, Quyền Giám đốc Khối Ngân hàng Bán Lẻ của Techcombank, điều quan trọng nhất để thuyết phục khách hàng tin dùng các dịch vụ thẻ và giao dịch điện tử của ngân hàng là phải mang đến cho khách hàng phương thức thanh toán hiện đại và an toàn bảo mật.
Cùng với đó, ngân hàng cần thực hiện cam kết dài hạn trong việc tạo lập hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng rộng lớn để khách hàng luôn cảm nhận được sự tiện lợi/hữu ích khi thanh toán cá nhân kết hợp với với sự an toàn cho cộng đồng xã hội.
Ông Hoàn cho rằng, khi thực hiện được những yếu tố trên, các ngân hàng có thể dẫn dắt thị trường trong việc thay đổi hành vi, nhận thức của người dân trong lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt thay cho tiền mặt từ đó sẽ góp phần gia tăng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đất nước, tăng hiệu giao dịch thanh toán và tăng sự minh bạch trong nền kinh tế”
Ngân hàng nào cạnh tranh ngôi đầu về doanh số thẻ tín dụng VISA?
Cũng theo số liệu của Hội thẻ Việt Nam, mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2020 có giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng doanh số thanh toán thẻ quốc tế vẫn tăng tốt ở mức gần 22%.
Trong 6 tháng đầu năm nay nhiều ngân hàng vẫn cho thấy sự tăng trưởng tốt trong việc thu hút thêm lượng thẻ phát hành mới, các vị trí đang cạnh tranh dẫn dắt tăng trưởng bao gồm Vietinbank, VPBank, MB… Riêng Techcombank xếp thứ tư toàn thị trường với tổng lượng thẻ phát hành mới đạt hơn 600 nghìn thẻ và nằm trong TOP doanh số thanh toán (không bao gồm rút tiền mặt) lớn nhất.
Tuy nhiên xét về doanh số sử dụng thẻ quốc tế (VISA) lại cho thấy một bức tranh khác khi Techcombank vẫn luôn dẫn đầu thị trường trong 3 năm liên tiếp.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, tổng doanh số thanh toán thẻ Visa 8 tháng đầu năm nay của Techcombank tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2019 và đạt hơn quy đổi hơn 2 tỷ USD.
Riêng Thẻ tín dụng Techcombank Visa được đánh giá có mức chi tiêu bình quân tốt nhất thị trường với các sản phẩm trọng tậm là Visa Signature, Visa Platinjum Vietnam Airline….
Tổng doanh số thanh toán thẻ Visa 8 tháng đầu năm nay của Techcombank tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2019 và đạt hơn quy đổi hơn 2 tỷ USD. |
Ngoài việc đứng số 1 trên thị trường về doanh số giao dịch thanh toán qua thẻ quốc tế Visa, Techcombank còn nằm trong top 3 trên thị trường về ngân hàng có tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) từ khách hành cao nhất với mức hơn 30%, xếp chung nhóm với Vietcombank và MBB.
Để đạt được thành tựu này, nhiều bước đi chiến lược đã được Techcombank áp dụng trong thời gian qua, đặc biệt là chính sách Zero Fee. Ngân hàng đã miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch trực tuyến từ năm 2016.
Ngoài ra Techcombank còn triển khai chương trình hoàn tiền 1% không giới hạn từ 2018 song song với chương trình hoàn tiền lên tới 1,8 triệu đồng áp dụng cho các giao dịch chi tiêu qua thẻ thanh toán đang được triển khai.
Theo đó các giao dịch mua sắm trực tuyến có giá trị tối thiểu từ 500.000 đồng sẽ được hoàn tiền đến 15%, tối đa 300.000 đồng.
Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Techcombank sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều giải pháp sản phẩm dịch vụ mới, các chương trình ưu đãi phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ tốt nhất cho mục đích tiêu dùng đời sống hàng ngày.
“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục cho ra các sản phẩm thanh toán mới theo nhu cầu khách hàng theo từng phân khúc với các định vị giá trị (CVP) vượt trội hướng tới các nhu cầu căn bản cuộc sống hàng ngày của người dân và gia đình của họ”, ông Đặng Công Hoàn cho biết.