"Danh sách cập nhật mới nhất, của hầu hết doanh nghiệp trên cả nước" là mở lời chào của một người bán danh bạ công ty trên mạng. "Hàng" được rao bán gồm tên tuổi, thông tin cá nhân của hàng nghìn giám đốc đơn vị ở nhiều tỉnh, thành phố như TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương... Ngoài ra còn nhiều nghề khác được chia theo danh sách riêng như kế toán trưởng, khách hàng của các công ty, khách sàn vàng hay dự án bất động sản, những người từ cấp quản lý trở lên...
Theo thông tin được người bán tên Dương đưa ra, khách mua chỉ phải bỏ 700.000 đồng để sở hữu danh sách hơn 100 đầu mục phân chia ngành nghề, địa phương của các sếp doanh nghiệp rõ ràng. "Có hàng trăm nghìn danh tính đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số máy bàn và di động, email... Khoảng 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau", Dương quảng cáo và không quên nói thêm: "Cái này rất cần cho việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp anh ạ".
Anh này cho biết lần cập nhật thông tin đầy đủ nhất là từ tháng 2/2013, tháng 6 vừa làm thêm một đợt nữa nhưng mới chỉ có ở các tỉnh miền Bắc. "700.000 đồng có cả 2 bản cập nhật. Mỗi năm em bổ sung thông tin 2 lần và đều miễn phí cho những người đã mua trước đây". Như vậy, với số tiền chưa đến một triệu đồng, bản công khai danh tính có thể được sử dụng thoải mái cho đến khi bên mua... chán dùng hoặc bên bán "bỏ nghề".
Dương khẳng định lấy danh bạ từ những nguồn tin cậy bên cạnh quá trình tích cóp trong thời gian làm việc của mình chứ không tải từ mạng về rồi tổng hợp. "Em có thể gửi một vài file làm mẫu để anh check, anh yên tâm", người này nói. Phương thức thanh toán do người mua lựa chọn, có thể trực tiếp hoặc chuyển khoản ngân hàng. Nếu gặp để giao dịch, Dương sẽ ghi danh sách (ở định dạng word và text) vào một đĩa CD), còn chuyển khoản thì sau khi nhận tiền sẽ gửi một đường dẫn để tải nội dung về.
Chuyện buôn bán thông tin cá nhân trên mạng không mới nhưng đang có dấu hiệu tăng trở lại sau khi một số đối tượng bị cơ quan công an điều tra và bắt giữ năm 2012. Khách hàng mua các danh sách này thường là những công ty bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, quảng cáo... muốn mời chào giao dịch. Để có được số liệu của hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu người, các đối tượng kinh doanh thu gom từ nhân viên các công ty khác nhau hoặc do bản thân mình thu thập được trong thời gian làm việc.
Nhằm đảm bảo tính chính xác của nguồn dữ liệu, một số công ty kinh doanh loại hình này đã chi tiền thuê doanh nghiệp chuyên xác nhận thông tin bằng vài kịch bản sẵn có. Những nguồn không cần xác minh thường do "tay trong" tại các ngân hàng, hãng xe ôtô, doanh nghiệp nhà đất, nhân viên sàn giao dịch... cung cấp.
Theo luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư Hà Nội), chuyện buôn bán thông tin cá nhân của người khác khi chưa được phép là hành vi trái pháp luật. "Tùy vào mức độ bảo mật, tính nghiêm trọng của từng vụ việc và chuyện người bị lộ thông tin khởi kiện hay không mà có các mức phạt từ hành chính đến án tù", ông nói.
Cụ thể, đa phần các trường hợp bán danh tính chỉ dừng lại ở mức cung cấp liên lạc cá nhân (số điện thoại, email, địa chỉ cơ quan hay nhà riêng...) để chào mời, quảng cáo dịch vụ nên phạt tiền, rất ít người đi kiện vì chi phí tốn kém. Nếu mức độ liên quan đến an toàn, an ninh thì sẽ chuyển từ án dân sự sang hình sự và áp dụng khung hình phạt tương xứng sau khi có kết luận điều tra.
Giám đốc một văn phòng luật sư tại Hà Nội cho biết chỉ khi xác định được nguồn gốc của dữ liệu mới dễ xử lý. "Một cách hạn chế tốt là doanh nghiệp bổ sung điều khoản bảo mật thông tin của công ty về khách hàng, nhân sự vào hợp đồng lao động. Nếu phát hiện nhân viên lấy dữ liệu bán hoặc cung cấp ra ngoài sẽ tùy mức độ để xem xét xử lý", bà nói.
Theo thông tin được người bán tên Dương đưa ra, khách mua chỉ phải bỏ 700.000 đồng để sở hữu danh sách hơn 100 đầu mục phân chia ngành nghề, địa phương của các sếp doanh nghiệp rõ ràng. "Có hàng trăm nghìn danh tính đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số máy bàn và di động, email... Khoảng 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau", Dương quảng cáo và không quên nói thêm: "Cái này rất cần cho việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp anh ạ".
Anh này cho biết lần cập nhật thông tin đầy đủ nhất là từ tháng 2/2013, tháng 6 vừa làm thêm một đợt nữa nhưng mới chỉ có ở các tỉnh miền Bắc. "700.000 đồng có cả 2 bản cập nhật. Mỗi năm em bổ sung thông tin 2 lần và đều miễn phí cho những người đã mua trước đây". Như vậy, với số tiền chưa đến một triệu đồng, bản công khai danh tính có thể được sử dụng thoải mái cho đến khi bên mua... chán dùng hoặc bên bán "bỏ nghề".
Dương khẳng định lấy danh bạ từ những nguồn tin cậy bên cạnh quá trình tích cóp trong thời gian làm việc của mình chứ không tải từ mạng về rồi tổng hợp. "Em có thể gửi một vài file làm mẫu để anh check, anh yên tâm", người này nói. Phương thức thanh toán do người mua lựa chọn, có thể trực tiếp hoặc chuyển khoản ngân hàng. Nếu gặp để giao dịch, Dương sẽ ghi danh sách (ở định dạng word và text) vào một đĩa CD), còn chuyển khoản thì sau khi nhận tiền sẽ gửi một đường dẫn để tải nội dung về.
Chuyện buôn bán thông tin cá nhân trên mạng không mới nhưng đang có dấu hiệu tăng trở lại sau khi một số đối tượng bị cơ quan công an điều tra và bắt giữ năm 2012. Khách hàng mua các danh sách này thường là những công ty bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, quảng cáo... muốn mời chào giao dịch. Để có được số liệu của hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu người, các đối tượng kinh doanh thu gom từ nhân viên các công ty khác nhau hoặc do bản thân mình thu thập được trong thời gian làm việc.
Nhằm đảm bảo tính chính xác của nguồn dữ liệu, một số công ty kinh doanh loại hình này đã chi tiền thuê doanh nghiệp chuyên xác nhận thông tin bằng vài kịch bản sẵn có. Những nguồn không cần xác minh thường do "tay trong" tại các ngân hàng, hãng xe ôtô, doanh nghiệp nhà đất, nhân viên sàn giao dịch... cung cấp.
Theo luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư Hà Nội), chuyện buôn bán thông tin cá nhân của người khác khi chưa được phép là hành vi trái pháp luật. "Tùy vào mức độ bảo mật, tính nghiêm trọng của từng vụ việc và chuyện người bị lộ thông tin khởi kiện hay không mà có các mức phạt từ hành chính đến án tù", ông nói.
Cụ thể, đa phần các trường hợp bán danh tính chỉ dừng lại ở mức cung cấp liên lạc cá nhân (số điện thoại, email, địa chỉ cơ quan hay nhà riêng...) để chào mời, quảng cáo dịch vụ nên phạt tiền, rất ít người đi kiện vì chi phí tốn kém. Nếu mức độ liên quan đến an toàn, an ninh thì sẽ chuyển từ án dân sự sang hình sự và áp dụng khung hình phạt tương xứng sau khi có kết luận điều tra.
Giám đốc một văn phòng luật sư tại Hà Nội cho biết chỉ khi xác định được nguồn gốc của dữ liệu mới dễ xử lý. "Một cách hạn chế tốt là doanh nghiệp bổ sung điều khoản bảo mật thông tin của công ty về khách hàng, nhân sự vào hợp đồng lao động. Nếu phát hiện nhân viên lấy dữ liệu bán hoặc cung cấp ra ngoài sẽ tùy mức độ để xem xét xử lý", bà nói.
Điều 5, Nghị định 19/2012/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/5/2012) do Chính phủ ban hành quy định:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý;
c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao;
d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác;
đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý;
c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao;
d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác;
đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo Vnexpress