"Khó lòng được tôn trọng"
Trong cuộc trao đổi với Giáo dục Việt Nam về phát ngôn đầy tính miệt thị thợ xây "húp canh như lợn ăn cám", TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) vô cùng bức xúc nói: “Hành vi phân biệt, miệt thị, xúc phạm người khác cần phải lên án”. Ông cho rằng, sự giáo dục không đến nơi đến chốn đã khiến nhiều thanh, thiếu niên ngày nay sống tùy tiện, buông thả và không biết đến cảm xúc của người khác.
Phóng viên đặt giả thiết nếu ông hiệu trưởng là người thợ xây khi nghe những lời lẽ như trên ông sẽ phản ứng như thế nào?. Ngay lập tức, ông hiệu trưởng thẳng thắn trả lời: “Nếu người thợ xây nghe thấy những lời này thì họ sẽ đập vào mặt anh thanh niên này. Lẽ đương nhiên, ở đời không ai chịu để cho người khác xúc phạm mình”.
Phóng viên đặt giả thiết nếu ông hiệu trưởng là người thợ xây khi nghe những lời lẽ như trên ông sẽ phản ứng như thế nào?. Ngay lập tức, ông hiệu trưởng thẳng thắn trả lời: “Nếu người thợ xây nghe thấy những lời này thì họ sẽ đập vào mặt anh thanh niên này. Lẽ đương nhiên, ở đời không ai chịu để cho người khác xúc phạm mình”.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Ảnh nguồn internet) |
Ông phân tích, người thợ xây, hay người nông dân có thể họ có những hành xử chưa đẹp, nhưng có thể thông cảm, bởi đó là thói quen sinh hoạt và công việc nhiều khi bắt buộc họ phải như vậy. Nhưng anh là một thanh niên và nếu những thông tin cá nhân trên facebook là đúng thì anh là một cựu sinh viên của một ngôi trường có tiếng, nghĩa là được đào tạo đàng hoàng mà lại phát ngôn như thế thì có khác gì anh không bằng người người thợ xây. Tức là anh có văn hóa mà hành xử không có văn hóa. Anh đừng tưởng anh được học hành, thì anh được phép cao đạo, miệt thị, xúc phạm người khác. TS. Nguyễn Tùng Lâm đưa ra một nguyên tắc theo ông là bất di bất dịch: “Anh không tôn trọng người ta thì khó lòng ai tôn trọng anh được”. TS. Nguyễn Tùng Lâm khẳng định, phát ngôn “sốc” của bạn trẻ này không phải là trường hợp cá biệt. Vậy phải chăng, một bộ phận ngày càng đông các bạn trẻ đang sống một cách hời hợt, thiếu sự sẻ chia, thông cảm, đùm bọc chở che cho nhau. Lý giải điều này ông hiệu trưởng cho rằng, ngày nay nhiều bạn trẻ sống theo kiểu “ăn xổi, ở thì”, đề cao cái tôi cá nhân và dễ làm tổn thương người khác. Ngay như việc bạn nam này ví người ăn như 'lợn húp cám' là không thể chấp nhận được, hay gọi anh thợ xây là 'thằng' cũng là một sự thiếu tôn trọng. Qua sự việc này, TS. Nguyễn Tùng Lâm nhận định rằng, nhiều bạn trẻ ngày nay sử dụng ngôn từ rất bừa bãi và không hề nghĩ đến hậu quả của nó. Hơn nữa lại tung lên facebook để nhiều người biết đến những phát ngôn “bất trị” của mình, rồi làm tổn thương người khác. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm đó là hậu quả của việc học hành không đến nơi đến chốn, lười rèn luyện từ cách đi lại, nói năng, ứng xử… TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng nhắn nhủ, đừng bao giờ nghĩ mình học hành cao mà được phép tỏ ra cao đạo và có quyền miệt thị người khác, dù cho đó là hành vi không đẹp diễn ra hàng ngày. Khi tác giả bài viết bày tỏ băn khoăn với TS. Nguyễn Tùng Lâm rằng nếu đúng bạn nam này học về kiến trúc như nội dung thông tin cá nhân đã đăng trên facebook thì sau này sẽ phải gắn bó rất nhiều với những người thợ xây, vậy thì tại sao lại có những lời nói như vậy, TS. Nguyễn Tùng Lâm lập luận: "Muốn thiết kế, xây được một ngôi nhà đẹp trước tiên anh phải có ngôn ngữ đẹp. Kiến trúc sư phải là người mang lại cái đẹp, sự hài hòa, hợp lý nhưng khi đọc phát ngôn trên tôi không thấy được điều đó. Chưa kể, công việc nào cũng vậy, nếu muốn thành công thì đòi hỏi phải có sự gắn bó, làm việc cùng tập thể. Do vậy, nếu giả sử người này có học Kiến trúc thì tôi e rằng anh ta khó mà thành công”."Bố tôi là thợ xây mười mấy năm nay nuôi anh em tôi nên người"
Cùng chung quan điểm với TS. Nguyễn Tùng Lâm, nhiều độc giả của báo Giáo dục Việt Nam cảm thấy đau lòng khi nghe thấy phát ngôn trên. Độc giả Lê Hiếu bày tỏ sự thất vọng tràn trề: “Đau lòng khi thấy người có học thức mà phát ngôn thế này. Bố tôi cũng là một người thợ xây đã nuôi tôi ăn học đại học. Giờ tôi cảm thấy chạnh lòng vì giới trẻ hiện nay. Phát ngôn thiếu giáo dục quá”.
Cùng chung nỗi thất vọng, bạn Lê Anh Xuân nói: “Cho thanh niên này đi bốc vác một ngày xem thấy thế nào. Phí tiền bố mẹ cho đi ăn học”.
Độc giả có nickname Dư Luận bình với giọng gay gắt: “Những người như thế này cần phải "đập đi" cho "kiến trúc văn hóa" đẹp hơn!".
Nickname có tên Con người thợ xây góp ý: “Là thợ xây đã sao, bố tôi là thợ xây mười mấy năm nay nuôi anh em tôi nên người. Anh em tôi đều học những trường Đại học có tiếng ở Hà Nội. Tay bố bị dị ứng xi măng nặng, tối nào cũng phải ngâm nước muối. Tôi chỉ mong rằng tôi làm được 1 phần mười cho con tôi như bố tôi đã cho anh em tôi”.
Độc giả Hằng Lê nhìn nhận: “Không có những người thợ xây đó thì không biết anh ta ở đâu? Người thợ xây làm việc vất vả, họ ăn trưa để có thời gian nghỉ ngơi chiều còn tiếp tục công việc. Họ lao động chân tay nên họ phải ăn nhiều để có sức. Thử hỏi anh phát ngôn ra câu này anh đã làm được gì cho xã hội chưa mà anh phát ngôn như vậy?
Ừ thì cứ cho là gia đình anh giàu đi nhưng để có được như ngày hôm nay thì tôi nghĩ có lẽ gia đình anh còn khổ hơn những người thợ xây này. Chẳng qua là anh ta không quan tâm, anh ta chỉ biết hưởng thụ những gì mà mình đang có. Anh ta học kiến trúc nhưng tôi nghĩ kinh nghiệm của anh chưa chắc đã bằng những người thợ xây đâu mà khinh miệt”.
Nhưng trong hàng trăm những ý kiến, thì một vài ý kiến tỏ ra thông cảm với phát ngôn trên.
Nickname Mr. Right nói: “Tôi không bênh hay chê ai cả, tôi chỉ thấy ở Việt Nam hễ có thông tin gì đăng lên là có nhiều người hùa theo chửi bới, mắng nhiếc đối tượng kia mà chẳng suy nghĩ gì. Theo tôi cũng có thể ý của em sinh viên "Ngơ ngác" nói về một số hành vi không lịch sự làm bữa ăn của em ấy mất ngon. Chúng ta đôi khi chứng kiến một số người cư xử thiếu văn hóa: vứt giấy ăn lung tung trên mặt sàn, khạc nhổ bừa bãi, chửi bậy, cười hô hố, đu 2 chân ngồi trên ghế...
Trong trường hợp này có thể 1 số hành vi ăn uống cũng chưa có những phép lịch sự tối thiểu tại nơi đông người nên em sinh viên kia không thích và không hài lòng. Hãy thử đặt vào vị trí của bạn khi ngồi đối diện với vài người nào đó: Tranh nhau ăn, phồng mang trợn mắt hắt hơi, thỉnh thoảng bê bát canh lên tu, cầm bát nước mắm húp, thò tay bốc thức ăn... thì bạn ngồi vị trí đối diện có thấy ngon miệng và có thấy khó chịu không?
Tôi nghĩ thông tin là đa chiều, hãy tìm hiểu bản chất của vấn đề, hãy thử đặt vào hoàn cảnh bản thân của mình nữa, suy nghĩ rồi hãy có ý kiến (tất nhiên là mỗi người cũng sẽ một ý khác nhau)”.
Độc giả Cuavom gửi lời nhắn nhủ người đã đưa ra phát ngôn đầy tính miệt thị trên: "Tôi - Kĩ sư xây dựng khóa 95-2000 ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tôi - đã làm anh phụ hồ đúng nghĩa. Vì tôi ra trường, lương ko đủ tiêu, phải đi làm thợ để lấy tiền tiêu... Không làm được thợ, tôi phải làm phụ... phụ hồ ý.... Bây giờ, tôi là ông chủ rồi, đi Bentley, chán nhậu nhẹt nhưng tôi hiểu giá trị cuộc sống là gì, hạnh phúc là gì. Nhắn tới Ngơ Ngác rằng: Tôi đã làm vì ăn nhưng tôi luôn làm quên ăn!!!".
Cùng chung nỗi thất vọng, bạn Lê Anh Xuân nói: “Cho thanh niên này đi bốc vác một ngày xem thấy thế nào. Phí tiền bố mẹ cho đi ăn học”.
Độc giả có nickname Dư Luận bình với giọng gay gắt: “Những người như thế này cần phải "đập đi" cho "kiến trúc văn hóa" đẹp hơn!".
Những người thợ xây suốt ngày làm bạn với gạch ngói và vôi vữa |
Nickname có tên Con người thợ xây góp ý: “Là thợ xây đã sao, bố tôi là thợ xây mười mấy năm nay nuôi anh em tôi nên người. Anh em tôi đều học những trường Đại học có tiếng ở Hà Nội. Tay bố bị dị ứng xi măng nặng, tối nào cũng phải ngâm nước muối. Tôi chỉ mong rằng tôi làm được 1 phần mười cho con tôi như bố tôi đã cho anh em tôi”.
Độc giả Hằng Lê nhìn nhận: “Không có những người thợ xây đó thì không biết anh ta ở đâu? Người thợ xây làm việc vất vả, họ ăn trưa để có thời gian nghỉ ngơi chiều còn tiếp tục công việc. Họ lao động chân tay nên họ phải ăn nhiều để có sức. Thử hỏi anh phát ngôn ra câu này anh đã làm được gì cho xã hội chưa mà anh phát ngôn như vậy?
Ừ thì cứ cho là gia đình anh giàu đi nhưng để có được như ngày hôm nay thì tôi nghĩ có lẽ gia đình anh còn khổ hơn những người thợ xây này. Chẳng qua là anh ta không quan tâm, anh ta chỉ biết hưởng thụ những gì mà mình đang có. Anh ta học kiến trúc nhưng tôi nghĩ kinh nghiệm của anh chưa chắc đã bằng những người thợ xây đâu mà khinh miệt”.
Nhưng trong hàng trăm những ý kiến, thì một vài ý kiến tỏ ra thông cảm với phát ngôn trên.
Nickname Mr. Right nói: “Tôi không bênh hay chê ai cả, tôi chỉ thấy ở Việt Nam hễ có thông tin gì đăng lên là có nhiều người hùa theo chửi bới, mắng nhiếc đối tượng kia mà chẳng suy nghĩ gì. Theo tôi cũng có thể ý của em sinh viên "Ngơ ngác" nói về một số hành vi không lịch sự làm bữa ăn của em ấy mất ngon. Chúng ta đôi khi chứng kiến một số người cư xử thiếu văn hóa: vứt giấy ăn lung tung trên mặt sàn, khạc nhổ bừa bãi, chửi bậy, cười hô hố, đu 2 chân ngồi trên ghế...
Trong trường hợp này có thể 1 số hành vi ăn uống cũng chưa có những phép lịch sự tối thiểu tại nơi đông người nên em sinh viên kia không thích và không hài lòng. Hãy thử đặt vào vị trí của bạn khi ngồi đối diện với vài người nào đó: Tranh nhau ăn, phồng mang trợn mắt hắt hơi, thỉnh thoảng bê bát canh lên tu, cầm bát nước mắm húp, thò tay bốc thức ăn... thì bạn ngồi vị trí đối diện có thấy ngon miệng và có thấy khó chịu không?
Tôi nghĩ thông tin là đa chiều, hãy tìm hiểu bản chất của vấn đề, hãy thử đặt vào hoàn cảnh bản thân của mình nữa, suy nghĩ rồi hãy có ý kiến (tất nhiên là mỗi người cũng sẽ một ý khác nhau)”.
Độc giả Cuavom gửi lời nhắn nhủ người đã đưa ra phát ngôn đầy tính miệt thị trên: "Tôi - Kĩ sư xây dựng khóa 95-2000 ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tôi - đã làm anh phụ hồ đúng nghĩa. Vì tôi ra trường, lương ko đủ tiêu, phải đi làm thợ để lấy tiền tiêu... Không làm được thợ, tôi phải làm phụ... phụ hồ ý.... Bây giờ, tôi là ông chủ rồi, đi Bentley, chán nhậu nhẹt nhưng tôi hiểu giá trị cuộc sống là gì, hạnh phúc là gì. Nhắn tới Ngơ Ngác rằng: Tôi đã làm vì ăn nhưng tôi luôn làm quên ăn!!!".
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đắc Chuyên