ĐH Lao động - Xã hội: Ngành Kế toán và Quản trị nhân lực luôn có chỉ tiêu cao

11/04/2024 06:38
Lưu Diễm
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Từ năm 2019 đến năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Lao động - Xã hội dao động từ 2500 đến 2750 chỉ tiêu.

Trường Đại học Lao động - Xã hội là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường Đại học Lao động - Xã hội có sứ mệnh: đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo thông tin công bố trên website, trụ sở chính của nhà trường có địa chỉ ở số 43, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Cơ sở II của trường tại 1018 Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Hà giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường; và Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Hà Xuân Hùng là Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội.

Mở rộng nhiều ngành/chuyên ngành mới đào tạo đại học

Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Lao động - Xã hội, trong 7 năm trở lại đây, nhà trường mở thêm nhiều ngành/chuyên ngành đào tạo mới, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội trong tình hình hiện nay.

Cụ thể, vào năm 2017, cơ sở đào tạo bắt đầu đào tạo ngành Tâm lý học, Luật kinh tế, Kinh tế.

Trong năm 2020, Trường Đại học Lao động - Xã hội bắt đầu tuyển sinh 2 ngành mới, bao gồm: Tài chính - Ngân hàng và Công nghệ thông tin.

Năm 2021, nhà trường mở hai ngành là Hệ thống thông tin quản lý và ngành Kiểm toán.

Đến năm 2022, Trường Đại học Lao động - Xã hội bắt đầu tuyển sinh ba ngành học mới là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh và Bảo hiểm - Tài chính.

Những thay đổi trong phương thức tuyển sinh đáng chú ý

Theo thống kê của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam qua Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Lao động - Xã hội từ năm 2019 – 2023 cho thấy, phương thức tuyển sinh đại học chính quy có nhiều sự thay đổi.

Về phương thức xét tuyển, năm học 2019 – 2020, trường thực hiện 2 phương thức tuyển sinh là: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia theo từng tổ hợp bài thi/môn thi (xét tuyển từ tổng điểm cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh).

Kể từ năm học 2020 – 2021 cho đến nay, nhà trường sử dụng 3 phương thức tuyển sinh là: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông (học bạ); Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Lao động - Xã hội từ 2019 - 2023
STT
Tên phương thức tuyển sinh
Năm 2023
Năm 2022
Năm 2021
Năm 2020
Năm 2019
1
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
x
x
x
x
x
2
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
x
x
x
x
x
3
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc Trung học phổ thông (học bạ)
x
x
x
x
-

Đáng chú ý, năm 2023 vừa qua, số chỉ tiêu bằng nhau cho hai phương án tuyển sinh đại học chính quy là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông (học bạ) bằng nhau.

Biến động chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn qua các năm

Để có góc nhìn tổng quan hơn về bức tranh tuyển sinh của Trường Đại học Lao động - Xã hội, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thống kê về tổng chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu một số ngành học cao nhất qua các năm:

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu một số ngành học tại trụ sở chính củaTrường Đại học Lao động - Xã hội qua các năm
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu một số ngành học tại trụ sở chính củaTrường Đại học Lao động - Xã hội qua các năm

Theo số liệu nêu trong Đề án tuyển sinh, có thể thấy, tổng chỉ tiêu hệ đại học chính quy của Trường Đại học Lao động - Xã hội có xu hướng ổn định trong 6 năm trở lại đây.

Từ năm 2019 đến năm 2021, Trường Đại học Lao động - Xã hội duy trì tổng chỉ tiêu tuyển sinh ở mức 2750 chỉ tiêu. Trong 2 năm học sau đó, nhà trường giảm nhẹ tổng số chỉ tiêu, còn 2600 chỉ tiêu vào năm 2022 và 2500 chỉ tiêu vào năm 2023.

Đến năm học 2024-2025, cơ sở đào tạo dự kiến tuyển sinh số người học là 2750 chỉ tiêu.

Trong các ngành đào tạo, ngành Kế toán và Quản trị nhân lực là hai ngành luôn chiếm chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất tại trụ sở chính của nhà trường. Năm 2019 và 2020, hai ngành này đều có 700 chỉ tiêu tuyển sinh.

Đến năm 2021, Quản trị nhân lực vươn lên trở thành ngành học có chỉ tiêu cao nhất trường (620 chỉ tiêu), trong khi ngành Kế toán chỉ có 500 chỉ tiêu.

Từ năm 2022 đến năm 2023, hai ngành này của Trường Đại học Lao động - Xã hội đều tiếp tục giảm chỉ tiêu xuống. Tuy nhiên, Quản trị nhân lực vẫn dẫn đầu ở vị trí là ngành học có chỉ tiêu nhiều nhất.

Cụ thể, trong năm 2022 và 2023, chỉ tiêu của ngành Kế toán lần lượt là 475 và 470. Chỉ tiêu của ngành Quản trị nhân lực vào năm 2022 và 2023 đều là 510.

Đặc biệt, năm học 2024-2025, chỉ tiêu tuyển sinh của hai ngành Kế toán và Quản trị nhân lực lại giữ ở mức bằng nhau. Trường Đại học Lao động - Xã hội dự kiến tuyển sinh 550 chỉ tiêu cho mỗi ngành học này.

Để có thông tin đầy đủ về công tác tuyển sinh năm nay, phóng viên đã lập bảng thống kê tổ hợp môn xét tuyển, phương thức xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh giữa các ngành đào tạo của trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội dự kiến năm 2024:

Ngành đào tạo
Mã ngành
Tổ hợp môn xét tuyển
Chỉ tiêu tuyển sinh ở trụ sở chính tại Hà Nội
Dựa trên kết quả học tập ở bậc Trung học phổ thông
Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Ngôn ngữ Anh
7220201
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01);
Toán, Hóa, Anh (D07);
Văn, Sử, Anh (D14).
40
60
Kinh tế
7310101
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
42
63
Tâm lý học
7310401
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01);
Văn, Sử, Địa (C00).
60
90
Quản trị kinh doanh
7340101
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
132
198
Tài chính - Ngân hàng
7340201
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
80
120
Bảo hiểm
7340204
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01)
40
60
Bảo hiểm - Tài chính
7340207
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
40
60
Kế toán
7340301
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
220
330
Kiểm toán
7340302
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
28
42
Quản trị nhân lực
7340404
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
220
330
Hệ thống thông tin quản lý
7340405
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
24
36
Luật kinh tế
7380107
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
40
60
Công nghệ thông tin
7480201
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
48
72
Công tác xã hội
7760101
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01);
Văn, Sử, Địa (C00).
46
69
Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành
7810103
Toán, Lý, Hóa (A00);
Toán, Lý, Anh (A01);
Toán, Văn, Anh (D01).
40
60

Về điểm chuẩn qua các mùa tuyển sinh của Trường Đại học Lao động - Xã hội, có thể thấy, các ngành như Kế toán, Kinh tế, Quản trị nhân lực thường có mức điểm chuẩn cao so với các ngành khác trong.

Điểm chuẩn một số ngành học của trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội thay đổi qua 4 năm
Điểm chuẩn một số ngành học của trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội thay đổi qua 4 năm

Từ năm 2020 đến năm 2023, Quản trị nhân lực là ngành học luôn có điểm trúng tuyển cao nhất, dao động từ 15.0 đến 23.3 điểm.

Nếu năm 2020 điểm chuẩn của ngành Quản trị nhân lực bằng ngành ngành Kế toán với 15.0 điểm, thì vào năm 2023 ngành Quản trị nhân lực và Kinh tế lại cùng đạt mức điểm chuẩn là 23.25 điểm.

Còn với ngành Kế toán ở trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội, điểm chuẩn từ năm 2021 đến năm 2023 lần lượt là 21.55, 22.95 và 22.4.

Trong khi đó, điểm trúng tuyển của ngành Kinh tế trong năm 2020, 2021 cà 2022 lần lượt là 14.0, 15.5 và 22.8. Vào năm 2023, ngành học này có điểm chuẩn cao hơn ngành Kế toán 0.85 điểm để vượt lên trở thành ngành có điểm trúng tuyển cao bằng Quản trị nhân lực.

Ngoài ra, theo thống kê trong Đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Lao động - Xã hội, tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của một số ngành học khá cao.

Cụ thể, ngành Kinh tế tỷ lệ này đạt 100%; ngành Quản trị nhân lực là 95.65%; ngành Công tác xã hội là 92.31%.

Tuy nhiên, một số ngành tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm còn thấp như ngành Luật kinh tế, Tâm lý học.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp xác định theo một số ngành, lĩnh vực đào tạo như sau:

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp xác định theo một số ngành, lĩnh vực đào tạo trong Đề án tuyển sinh năm 2023 của trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội
Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp xác định theo một số ngành, lĩnh vực đào tạo trong Đề án tuyển sinh năm 2023 của trụ sở chính Trường Đại học Lao động - Xã hội
Lưu Diễm